Cô giáo Phạm Thị Hương và các đồng chí lãnh đạo xã tới thăm hỏi, động viên gia đình bà Bùi Thị ẹng cùng hai cháu mồ côi ở xóm Má (Cuối Hạ).
(HBĐT) - Bây giờ đường vào Cuối Hạ, xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi đã thông thoáng, dễ đi hơn nhiều so với trước đây nhưng con đường phát triển của miền đất khó này vẫn còn nhiều gian truân. Những cảnh ngộ, nếu kể đến tận cùng dễ làm nhiều người thương cảm. Đồng thời, cũng tại nơi này đã sáng lên những tấm lòng, trái tim nhân ái…
Những cảnh ngộ, những bàn tay ấm áp...
Cảnh ngộ bà Bùi Thị Ẹng, dân tộc Mường (76 tuổi) ở xóm Má được nhiều người biết đến với những sẻ chia, đồng cảm. Người mẹ già này đã từng chứng kiến con trai, con dâu qua đời khi còn rất trẻ, rồi chính bàn tay bà phải giang rộng ôm ấp, nuôi nấng cháu nội khi đó mới 5 tuổi. 5 năm sau, người con gái cũng qua đời và để lại 2 đứa con còn thơ dại. Thế là bà ẹng phải đảm nhiều vai: bà nội, bà ngoại và cả vai người mẹ để chăm nuôi 3 cháu nên người. Tưởng rằng, gánh nặng đó, bà một đời gánh chịu trong nỗi mất mát của người mẹ, nhưng bà ẹng đã nhẹ lòng hơn khi được đón nhận những tình cảm, chăm lo của người thân, các cấp, ngành ở địa bàn. Trong đó, bà đã được đón nhận bàn tay ấm áp của cô giáo Phạm Thị Hương, Hiệu trưởng và các thầy cô giáo ở trường tiểu học Cuối Hạ A.
Hai anh em ruột mồ côi mẹ (Quách Anh Đức, Quách Thị Mỹ) vẫn vươn lên trong học tập, là học sinh giỏi, tiên tiến.
Cô Hương xúc động, trải lòng: “Hoàn cảnh bà ẹng và 3 cháu Quách Công Niêm (bố, mẹ mất cách đây 10 năm), Quách Thị Phương, Quách Thị Mai (mẹ mất cách đây khoảng 5 năm, không biết bố là ai) đã làm tôi và các đồng nghiệp suy nghĩ rất nhiều. Trong điều kiện có hạn, làm thế nào để có thể có những sự giúp đỡ quan tâm thiết thực nhất với 4 bà cháu? Điều chúng tôi có thể làm được đầu tiên khi các cháu vào tiểu học là quan tâm, thăm hỏi và động viên các cháu học tập, tu dưỡng, không cho các cháu bỏ lớp, bỏ học. Mối quan tâm này cũng được chia đều cho gần 20 lượt cảnh ngộ học sinh mồ côi của trường trong nhiều năm qua. Rồi chính cô Hương với cương vị là cán bộ quản lý nhà trường đã phát động các phong trào tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách và nhận đỡ đầu 3 cháu mồ côi. Từ năm 2005 đến nay, cô Hương như là con gái bà ẹng và là người mẹ thứ hai của 03 cháu: Niêm, Phương, Mai. Hàng tháng đều đặn, cô dành một khoản tiền lương khoảng 300.000 - 400.000 đồng) đong gạo, phụ vào bữa ăn của bà cháu. Mỗi khi trái gió, trở trời bà ẹng mệt yếu, cô đều có mặt động viên, thăm hỏi. Dịp tết đến, xuân về, mỗi đứa trẻ đều có bố mẹ mua sắm quần áo mới và điều ao ước của 3 cháu đã được cô Hương thấu hiểu, thực hiện. Không chỉ vậy, những đồ dùng, sinh hoạt thiết yếu cho ngày tết cũng được cô Hương chu toàn. Ngôi nhà nhỏ của gia đình bà đã ấm dần nên cũng thấu hiểu vì sao bà ẹng đã thốt lên gọi cô giáo Hương là con gái...
Cùng cha mẹ nhưng sau mỗi buổi đi học về 2 em Quách Anh Đức (lớp 5A) và em gái Quách Thị Mỹ (lớp 2A) lại đi về 2 ngả. Anh về nhà ông nội, nhà bố ở xóm Khoang, còn em gái về nhà bà ngoại ở xóm Vọ. 2 anh em ở vào hoàn cảnh thật thương tâm: người lớn chia tay nhau khi mẹ đang mang thai Mỹ. Rồi người mẹ xấu số ấy cũng qua đời cách đây 3 năm khi Mỹ mới 4 tuổi. Hôm nay gặp 2 anh em ở đây cảm nhận được nỗi buồn trong đôi mắt ngân ngấn nước mắt của em Mỹ. Anh lớn còn được ở cùng bố, với Mỹ, em dường như mồ côi cả cha và mẹ vì em bảo Lâu lắm không gặp bố. Mỗi sáng, em vượt quãng đường 3 km đến trường. Chiếc quần đang mặc rách toang một miếng ở phía trên đầu gối (kèm 2 miếng khác nhỏ hơn). Cô giáo Phạm Thị Hà, chủ nhiệm lớp 2A của Mỹ kể thêm: “Chúng tôi thường gặp bà ngoại của cháu để nắm bắt điều kiện ăn ở của cháu và gia đình. Hồi đầu năm, chưa có ăn bán trú, mỗi khi đến lớp, cháu đều mang theo một nắm cơm kèm nhúm muối vừng hoặc quả trứng. Với cháu Mỹ, ngoài việc quan tâm, động viên cháu học tập, chúng tôi còn quyên góp quần áo, sách vở cho cháu. ở lớp 2A của Mỹ còn có cháu Bùi Thị Thu Hiền (bố mất vì sập hầm than) cũng là một hoàn cảnh thương tâm. Hàng ngày, mẹ lăn lộn kiếm sống ở các mỏ than để có tiền nuôi 2 chị em. Cô Bùi Thị Chung, chủ nhiệm lớp 5A cho biết thêm: “Trong lớp, ngoài em Đức (anh trai Mỹ) còn có em Nguyễn Văn Huân mồ côi bố ở xóm Khoang. Mẹ đi làm phụ hồ ở Hà Nội không có điều kiện chăm sóc 2 anh em (người anh trai là Nguyễn Văn Huy học lớp 7). Vì thế, quần áo, đầu tóc chẳng mấy khi sạch sẽ, lành lặn. Từ Tết đến giờ, chưa thấy em có bộ quần áo mới nào ngoài chiếc áo trắng và áo khoác do trường tặng. Cũng vì thế, có lần, cô Chung phải đun một nồi nước tướng, gom một loạt em nhà có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi tập trung lại để cắt tóc, gội đầu. Cô Chung bùi ngùi: “Lớp có 23 em thì 14 em thuộc hộ nghèo, 2 em mồ côi; thương lắm thì cũng chỉ có thể hô hào, quyên góp quần áo, sách vở thôi. Cô giáo Bùi Thị Thu Hương, người đỡ đầu em Quách Thị Hồng Nhung (xóm Má, lớp 4A) tâm sự: Mẹ của Nhung mất từ năm 2010. Hiện nay, nhà có 2 chị em, Nhung ở với ông bà, còn em trai (khi mẹ mất mới 8-9 tháng tuổi) ở với bác. Bố đi làm ăn xa ở miền
Nối vòng tay nhân ái
Văn Tưởng
(HBĐT) - Bao nhiêu năm nay có một người phụ nữ sống trong xóm nhỏ heo hút ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ ngày ngày bán xôi sáng ở đầu xóm. Lúc rảnh rỗi, bà lại trồng hoa hồng và chăm con mèo cho khuây khoả nỗi nhớ cha. Nhưng ít ai biết được quá khứ của bà và người cha là ông Schulze, người Đức đã có nhiều cống hiến cho cách mạng.
(HBĐT) - Vào 18h30’ ngày 3-3-2012 tại bản Lũng Xá, xã Loóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La đã xảy ra vụ dùng súng, khống chế, bắt cóc bé gái 6 tuổi của 1 gia đình người Mông.
(HBĐT) - Thời tiết đang ấm dần, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch mía tím. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, việc tiêu thụ mía trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra hết sức ảm đạm, người trồng mía vẫn ngậm ngùi bán đi những ruộng mía tím mơn mởn với giá rẻ, nhiều diện tích vẫn không có người hỏi mua khiến người trồng mía hoang mang, lo lắng.
(HBĐT) - Người Mường biết đánh chiêng có hàng vạn, nhưng người biết giữ phách cho giàn chiêng và làm được việc dậyl chiêng thì đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt là dùng tay xoa vào núm chiêng để ngân lên tiếng thì độc nhất vô nhị chỉ có ông Nguyễn Văn Thực ở xóm Chăm, phường Thái Bình (TPHB). Người vừa biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc Mường, vừa biết làm nhà táng, đồ mỹ nghệ thì cũng chỉ có già Thực. Ông như một “bảo tàng sống” về văn hóa Mường.” - Đó là nhận xét của NSƯ.T, nhà nghiên cứu VHDG Bùi Chí Thanh về người nghệ nhân đầu tiên của tỉnh vừa được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam.
(HBĐT) - Vụ lở núi xảy ra vào buổi sáng ngày 16/2 làm chết 2 người, gây ách tắc hoàn toàn tuyến QL 6 thuộc km 138 + 750 địa phận xã Đồng Bảng (Mai Châu) là vụ lở núi kinh hoàng nhất từ trước đến nay tôi được tận mắt chứng kiến. Nhưng với những CBCS - Bộ CHQS tỉnh tham gia làm công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (TKCHCN) nói chung và những người lính công binh nói riêng thì đây thực sự là "một trận đánh".
(HBĐT) - Thời gian gần đây, nhà anh Ngần Văn Phát và chị Khà Thị Lương thỉnh thoảng xuất hiện những người khách lạ, khách ta có, khách tây cũng có. Họ đến để được chiêm ngưỡng và hỏi mua đá cảnh, những viên đá nhiều màu sắc vàng, trắng, đỏ với muôn hình vạn trạng khác nhau.