Ông Đinh Công Đốc cùng vợ và các con thơ.

Ông Đinh Công Đốc cùng vợ và các con thơ.

(HBĐT) - 20 năm trước, tháng 12/1993, ông Đinh Công Đốc đã từ trần, khép lại những năm tháng tận tâm tận lực cống hiến cho cách mạng. 5 năm sau ngày ông mất (tức tháng 4/1998), con cháu ông được đón nhận niềm vinh dự: Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhất, ghi nhận ông Đinh Công Đốc đã có thành tích trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.

 

Cô giáo Đinh Lâm Oanh - con gái của ông Đinh Công Đốc, hiện đang dạy môn lịch sử tâm sự về gia thế của mình: Gốc gác gia đình cô vốn ở Tân Dân (Đà Bắc). Cụ nội là Đinh Công Quế - quan lang Mường cai trị vùng đất nổi tiếng là màu mỡ và rộng lớn này. Cụ Đinh Công Quế bị giặc Pháp đầu độc chết sau quá trình chiêu binh mãi mã có ý định kháng Pháp. Sau đó, con trai cụ là quan phó lang Đinh Công Phủ được giác ngộ cách mạng đã không chịu làm kiếp quan lang dưới quyền giặc Pháp và bè lũ tay sai. Ông Phủ dùng uy tín của mình để vận động đồng bào Mường ủng hộ kháng chiến. Sau Tổng khởi nghĩa, ông được cử làm Chủ tịch lâm thời tỉnh Hòa Bình, đã nhiều lần được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Những lá thư đó đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Còn một chiếc áo trấn thủ Bác Hồ tặng được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Con cháu ông chỉ còn giữ duy nhất một kỷ vật là đồng tiền vàng do Bác Hồ gửi tặng.  

 

Ông Đinh Công Đốc mang trong mình dòng máu con nhà lang nhưng cũng như người cha đáng kính Đinh Công Phủ, ông Đốc sớm giác ngộ cách mạng với lý tưởng sống cao đẹp: “Dám cắt đuôi với cái cũ để đón lấy cái mới hoàn toàn, để hứng lấy cái ưu việt của thời đại” - như ông đã từng nắn nót ghi trong nhật ký khi chưa đến tuổi 20: “Người Mường chúng tôi, những người có học, là con nhà lang, nhà thế phiệt, lúc đầu họ nghĩ về cách mạng với một tâm hồn sợ sệt, họ sợ ảnh hưởng đến ngôi vị tầng lớp thống trị của họ. Còn tôi thì khác, bố tôi khác, tôi hiểu hơn họ là biết thời cuộc. Nếu tham làm quan thì năm 1942 tôi 17 tuổi đã là phó châu con rồi. Nếu tham vọng, sống luôn bị nó (giặc Pháp) đem bả vinh hoa phú quý đầu độc, tuổi trẻ sẽ mờ đi trong trướng gấm phồn hoa... nên tôi đã khước từ nó không một chút mảy may suy nghĩ... Tôi đã đăm chiêu suy nghĩ mà ly khai và khước từ, dám cắt đuôi với cái cũ để đón lấy cái mới hoàn toàn, để hứng lấy cái ưu việt của thời đại”.

 

Lý tưởng đó dẫn dắt ông Đinh Công Đốc đi qua những năm tháng bom đạn chiến tranh mà không một phút nao lòng, không một lần chùn bước. ông đã giương cao ngọn cờ kháng Pháp, kháng Việt gian, thống lĩnh binh mã khắp cả chiến khu rộng lớn dọc sông Đà, từng dẫn đại binh đánh Pháp, từng cùng những người cộng sản đi giải giáp vũ khí quân đội Nhật khắp nhiều huyện của tỉnh Hòa Bình, lên Sơn La, sang Thanh Hóa, tiến đến giáp biên giới Việt - Lào. Võ công văn trị của ông Đinh Công Đốc được người Hòa Bình kể mãi như một huyền thoại. Trong những năm tháng tận tâm, tận lực với cách mạng, ông Đinh Công Đốc chiến đấu quên thân mình, từng là Đội trưởng chiến khu Mường Diềm, ủy viên quân sự trong ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Hòa Bình, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 97, Trung đoàn 148, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Độc lập 930, Phó Giám đốc trường Quân chính Tây Bắc, quyền Chủ tịch ủy ban Kháng chiến hành chính huyện Mai Đà (cũ). Từ tháng 4/1945 đến cuối năm 1954 là những tháng ngày làm cách mạng sôi nổi và đầy nhiệt huyết của ông Đinh Công Đốc.

 

       

Huy chương Kháng chiến hạng nhất - phần thưởng cao quý Nhà nước tặng thưởng cho ông Đinh Công Đốc đang được trân trọng gìn giữ tại nhà của người con trai thứ, đồng thời là người giữ bát hương thờ phụng bố.

 

Đến cuối năm 1954, ông xin nghỉ về làm ruộng tại quê nhà. Năm 1956, gia đình ông rời quê chuyển về an cư tại xã Thịnh Lang, thị xã Hòa Bình, nay là phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. ông có 7 người con, 3 nam, 4 nữ. Trong đó, người gắn bó với bố nhất về mặt tâm hồn là người con gái út Đinh Lâm Oanh, có lẽ bởi Oanh giàu tình cảm và hay nặng lòng với thế sự hơn so với các anh, chị. Những năm 1981-1983, Oanh là sinh viên sư phạm ngành sử, bố thường viết thư cho con gái để động viên con mà cũng là để trút dòng tâm sự của chính mình. ông viết: “Cảnh ngộ ràng buộc mình, từng lúc, từng lúc, căng trùng vô hạn... Bố hẹn sẽ bỏ thời gian nào đó trong mỗi ngày để ôn chép lại những dòng cảm xúc của mình để lại cho con, cho cháu biết cái bụng, cái dạ của cha ông mình...”.

 

Lời hứa đó, ông Đinh Công Đốc chưa kịp thực hiện mặc dù những dòng cảm xúc luôn chất chứa trong lòng và thôi thúc ông trút ra theo từng con chữ. Ông viết chi chít vào tờ lịch bóc vội trên tường. Ông tận dụng những trang giấy thừa của cuốn vở. Những bút tích đó đến nay hầu hết đã bị ố vàng, nhiều đoạn đã nhạt đến mức không thể đọc. Nhưng nếu chắp vá lại, từng chút, từng chút một sẽ tạo nên một phác họa quý giá cho thấy một Đinh Công Đốc rất khác. Không phải là “dũng tướng” Đinh Công Đốc nổi danh của xứ Mường Hòa Bình những năm 1945 - 1954 mà là một Đinh Công Đốc tài hoa, đa cảm lúc về già với cuộc sống thời bình. Trong thư gửi các cháu trong Tây Nguyên, ông tâm sự: “Cậu còn rất nhiều duyên nợ ở Bắc, nhất là với dòng sông Đà thân yêu - nơi chôn rau, cắt rốn, nơi bao máu xương đã hòa nhuyễn với nó thành những cơn gợn sóng mà cậu vẫn chưa tâm tình với cội nguồn con sông đầy đủ...”. Cũng trong lá thư này, ngày 8/6/1986, ông Đinh Công Đốc chia sẻ: “Tiếng cồng chiêng xứ Mường sẽ hòa nhịp với tiếng đàn T’rưng Tây Nguyên luyến theo tiếng đàn bầu trầm bổng sẽ vang dội trên bình nguyên màu mỡ. Những bầy trâu rừng, bò tót hoang dã khi xưa ngày mai sẽ ngoan ngoãn như những đàn voi nhà sẽ giúp con người nhiều bổ ích. Cậu nghĩ như thế đấy”.

 

Nâng niu từng trang viết của bố, cô giáo Đinh Lâm Oanh ngậm ngùi: Món quà vô giá mà bố dành tặng chúng tôi chính là tình yêu cuộc sống. Tình yêu đó trong sáng, lạc quan, vô điều kiện, bất chấp những mặc cảm, dằn hắt đã trút lên gia đình chỉ bởi vì chúng tôi là con cháu nhà lang. Nhà lang đấy nhưng cuộc sống thì vô vàn khốn khó. Bố mẹ tôi đã phải xoay sở đủ việc mà không sao thoát khỏi cái nghèo. Bố tôi bảo, dù nghèo đến cùng kiệt cũng phải cho mấy đứa con học hết phổ thông, nhất định không để đứa nào phải bỏ học giữa chừng. Bố đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi bằng tình yêu đời tha thiết, bằng những suy nghĩ rất lạc quan mặc dù gia đình tôi trong suốt một thời gian dài đã phải chịu sức ép nặng nề của định kiến dư luận, sự kỳ thị nghiệt ngã. Bản thân tôi, vì gắn mác “con cháu nhà lang” nên hồi nhỏ rất nhiều lần phải khóc tức tưởi vì uất ức. Khó khăn lắm tôi mới được kết nạp Đội, vậy mà khi về xã, tôi không được sinh hoạt Đội, thậm chí hết lần này đến lần khác, chị em tôi bị xã từ chối xác nhận lý lịch kết nạp Đảng. Cũng chỉ vì là “con cháu địa chủ” mà đến tuổi tòng quân, hai anh trai của tôi không được đi bộ đội, các anh sau đó đã phải viết thư bằng máu để thể hiện quyết tâm cống hiến của mình. Những lần như vậy, bố là người hiểu và thương các con nhất. Bố luôn căn dặn các con phải giữ được tình yêu trong sáng với cuộc đời, phải tự hào với dòng giống ta, tự hào với truyền thống dân tộc ta. Bố còn bảo: Chúng ta là những con người yêu đời tha thiết, ta phải sống làm sao cho trọn vẹn... Rồi mọi người sẽ hiểu tấm lòng của con cháu nhà lang...

           

 

 

 

                                                                                Thu Trang

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục