Những người phụ nữ Mường ở Quý Hòa (Lạc Sơn) chuẩn bị các hoạt động VH-TT vui xuân rộn ràng, có ý nghĩa.

Những người phụ nữ Mường ở Quý Hòa (Lạc Sơn) chuẩn bị các hoạt động VH-TT vui xuân rộn ràng, có ý nghĩa.

(HBĐT) - Một người quen thân là thầy giáo Bùi Duy Luyến, thổ công ở xã vùng 135 Quý Hòa (Lạc Sơn) nhắn tin: Lên đi, mùa này hoa đào ở xóm Dọi đã nở, nhiều hộ chuẩn bị cho các phiên chợ Tết rồi đấy. Hoa đào..., sứ giả của mùa xuân nơi vùng cao ngút tầm mắt dưới núi đồi này đã làm cho lòng người thêm rộn ràng trước những thời khắc kỳ diệu của thiên nhiên.

 

Những vườn đào đang hé nở sắc đỏ của các bác, các anh Bùi Thanh Trợ, Bùi Văn Diển, Bùi Văn Diện... không chỉ đem lại sắc xuân  đến sớm mà còn góp ánh lửa làm lòng người phơi phới trước mùa xuân. Đâu đó, phía cửa voóng nhà ai, vẳng lên không gian lời bài hát của một tác giả nghiệp dư trong huyện “Ngày xưa ai khéo dệt bức tranh, một vùng non cao bao điều đáng nhớ...”. Tiếng hát, tiếng cồng làm rộn ràng xóm, bản, vọng lên dốc Gió (đồi Thung), núi Cốt Ca, núi Bái Cừu, Đá Mụ làm ấm thêm dòng nước nóng thiên nhiên ở xóm Dọi...

 

Đâu đó, phía cửa voóng nhà ai, vẳng lên không gian lời bài hát của một tác giả nghiệp dư trong huyện “Ngày xưa ai khéo dệt bức tranh, một vùng non cao bao điều đáng nhớ...”. Tiếng hát, tiếng cồng làm rộn ràng xóm, bản, vọng lên dốc Gió (đồi Thung), núi Cốt Ca, núi Bái Cừu, Đá Mụ làm ấm thêm dòng nước nóng thiên nhiên ở xóm Dọi...

 

Vừa nhấm nháp xong chén trà ấm sực đã được nghe anh Bùi Văn Dát, Phó chủ tịch UBND xã chia sẻ: Quý Hoà có 17 xóm với 1.226 hộ, 6.000 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào Mường chiếm 99,8%. Xã còn nhiều khó khăn đấy nhưng cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây đã đổi thay nhiều lắm. Năm nay, mức thu nhập bình quân đạt khoảng 10 triệu đồng/người/năm. Xã có 8 làng văn hoá, tỷ lệ các gia đình văn hoá chiếm trên 70%. Các trường mầm non, tiểu học, THCS ngày càng  nâng cao về chất lượng. Quý Hoà có học sinh đoạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh và có em thi đỗ lớp chuyên trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đấy. Bà con chúng tôi trên này vừa lo phát triển kinh tế, vừa giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. Người dân sống thân thiện, hài hoà và đồng thuận trong phát triển. Thôi, nhà báo muốn tìm hiểu thêm thì cùng lên các xóm, bản...

 

Làn mưa bụi ẩm ướt lúc sáng đã thưa thớt dần và nhường cho làn nắng ửng mỏng manh như được dát mật ùa xuống các xóm làng vùng thung. Đã thấy dòng người ở đồi Thung xuống núi mua sắm phiên chợ Tết ở xóm Sào (xã Tuân Đạo), xóm Chiềng (xã Tân Lập), chợ Vó (xã Nhân Nghĩa). Họ mang những sản vật quê nhà xuống chợ bán và mua sắm những thứ mà trên xóm không có. Mọi người râm ran hỏi nhau chuyện sắm Tết làm không khí thêm chộn rộn. ở xóm Khả - xóm trung tâm xã, dưới nắng vàng rực rỡ, đám trẻ vui đùa thoả thích cùng những con cù quay tít nơi sân bãi. Việc được nghỉ Tết khiến đám trẻ nghĩ thêm nhiều trò chơi khác. Một vài cháu lớn hơn í ới rủ nhau đi chặt cây nêu giúp bố mẹ... Gia đình chị Bùi Thị Hìu ở xóm Khả cũng đang tất bật chuẩn bị cho những ngày Tết. Bên bếp lửa bập bùng cùng thưởng thức một chương trình ca nhạc xuân khắp miền qua chương trình VTV3,  bác Bùi Văn Tần, ngoài 60 tuổi cũng thấy lòng khấp khởi chờ những ngày Tết sắp đến. Vật chất và tinh thần không còn thiếu thốn như trước nữa. Bác Tần cho biết: Vui nhất là mọi người trong xóm, bản, nhà nào cũng có không khí Tết. Ngoài ra, các gia đình đều giữ được phong tục đón Tết có từ ngàn xưa của đồng bào Mường. Các anh biết không, ngày Tết, tất cả các cửa voóng, cửa chính đều trồng cây nêu. Ngoài ra còn trồng cây nêu ở giếng nước, chuồng trâu, bò. Có cây nêu vào dịp đầu năm ở cửa, cổng là nhằm ngăn điều xấu, điều dở đến cho gia chủ. Tết năm nay, các bác trong hội cao tuổi xóm cũng đang nghĩ đến việc phục hồi tập tục phường xắc bùa (cồng chiêng) đi chúc Tết. Mấy năm trước đây, ngày mồng 2 Tết (tức ngày mồng 1 ở vùng này - theo tục ngày lui, tháng tới), phường xắc bùa gồm các ông, bà cao niên đi chúc Tết các gia đình có người cao tuổi, gia đình có uy tín trong xóm. Bên xóm Cáo, phường xắc bùa đi chúc Tết khiến làng bản thêm rộn ràng. Tiếng cồng bình boong... trên con đường rợp sắc đào cùng lời hát rằng thường chúc tụng mọi người một năm mới có thật nhiều niềm vui khiến ai cũng thấy vui.

 

Chị Bùi Thị Hìu đúng là mẫu người phụ nữ Mường tần tảo, chịu thương, chịu khó. Cùng với tâm trạng mong ngóng con gái đang học ở thành phố về đón Tết, chị lên hàng loạt hạng mục cần thực hiện như mua quần áo Tết cho con trai nhỏ, mua sắm những hương vị cần thiết cho Tết. Chị chia sẻ: Vui nhất là những ngày chuẩn bị Tết  cho gia đình. Năm nay, gia đình đã có lợn nhà nuôi chừng 50 kg và đàn gà thả vườn khoảng 50-60 con. Vườn rau mùi, xà lách, su hào ngoài vườn cũng đang kỳ xanh tốt. Mấy ngày này chị tíu tít trang hoàng cho ngôi nhà sàn này thêm “bộ áo mới”, rủ các chị trong xóm vào đồi Bái Cừa hái lá dong dành cho việc gói bánh chưng ngày Tết. Lo việc Tết trong gia đình đã đành, chị còn cùng nhiều phụ nữ khác ở xóm như Bùi Thị Hiều, Quách Thị Khánh, Bùi Thị Diện... chuẩn bị các tiết mục văn nghệ mừng  Đảng - mừng xuân. Các chị cũng tất bật  với các điệu cồng, bài hát về Quý Hoà (có đến 3 bài hát viết về xã do các nhạc sĩ không chuyên ở huyện sáng tác).

 

Anh Bùi Văn Vức, cán bộ xã cho biết thêm: Mỗi dịp Tết, các xóm, xã đều tổ chức các hoạt động văn hoá- văn nghệ, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của người dân. 9 xóm, bản có nhà văn hoá, đây là “ngôi nhà chung” ấm áp cho mọi người hội tụ về đón xuân vui chơi các hoạt động VH-TT. Người dân ở các xóm Cốc, Đồi Thung 1, Đồi Thung, Rậm, Củ... cũng hoà vào không khí đất trời chuyển giao mùa. 4 thành viên của  gia đình anh Bùi Văn Tường (xóm Đồi Thung 1) cũng người nào việc nấy chuẩn bị cho những ngày Tết cổ truyền. Qua câu chuyện của anh Tường được biết, nhiều năm nay, bà con Đồi Thung 1 luôn sống chan hòa, ấm cúng nơi vùng cao lộng gió. Năm nay, dù chỉ vụ chiêm - xuân được mùa (năng suất lúa 55 tạ/ha), còn vụ mùa không được như ý nhưng cuộc sống của 77 hộ ở Đồi Thung 1 vẫn không bị đảo lộn. Bà con đã có nhiều nguồn khác bù vào như mỗi hộ thu đựơc 2-3 tấn măng hay từ nguồn chăn nuôi lợn, gà thả vườn, trâu bò... Tuy chưa có nhà văn hóa nhưng xóm vẫn tạo được các điểm vui chơi VH-TT cho bà con. Chị em phụ nữ có môn đánh mảng, nam thanh, nữ tú chơi ném còn và thi đấu  bóng chuyền. Mọi người đang cùng nhau lo cho ngày Tết vui vẻ và để mồng 8 Tết (tức mồng 7 trên này) sẽ là lễ hội xuống đồng của Đồi Thung. Nhiều năm nay, việc tổ chức lễ hội xuống đồng ở Đồi Thung khiến các gia đình gắn kết với nhau nhiều hơn. Nơi vùng cao không có các tai - tệ nạn xã hội, mọi người bảo nhau cùng lo có một cái Tết vui an toàn, ấm cúng. Gia đình các bác Bạch Công Ngưu, Bùi Văn Nư, Bùi Văn Thự, Bạch Công Trường... mỗi nhà một điều kiện khác nhau nhưng dịp này nhà nào cũng có những sản vật như măng khô, gà thả bộ, gạo nếp quê. Ai ai cũng muốn làm điều hay, điều tốt cho gia đình và xóm, bản dịp xuân này. Bên xóm Đồi Thung 2, anh Bùi Văn Dẩn, trưởng xóm cho biết: Cái đói, cái nghèo ở xóm đã giảm hơn trước nhiều. Bà con đang tiếp tục giữ vững bản sắc văn hoá trong mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Xóm đang có kế hoạch tổ chức các hoạt động VH-TT có ý nghĩa trong hội xuân này.

 

Chở cành đào xuân chớm nụ từ Quý Hoà về thành phố, lòng bỗng bừng lên một cảm xúc tươi mới rằng, mình đã được đón một mùa xuân đến sớm từ Quý Hòa, nơi vùng non cao còn giữ được những nét đẹp trong tâm hồn, trong bản sắc văn hoá.

          

                                                                            Văn Tưởng

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục