Ông Nguyễn Tất Bình, chi hội nông dân khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mỗi năm thu hàng tỉ đồng từ trồng cam.

Ông Nguyễn Tất Bình, chi hội nông dân khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) mỗi năm thu hàng tỉ đồng từ trồng cam.

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Cao Phong, tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Tất Bình, khu 4, thị trấn Cao Phong chủ của 10 ha cam trồng trên đất đồi. Nhưng biết tìm ông ở đồi cam nào, khi cam đang giữa mùa chín rộ. Tôi hỏi người nông dân ở khu 3 thị trấn Cao Phong, mới biết ông chủ 10 ha sáng nay cùng gia đình hái cam ở đồi 7 bãi đá.

 

Lần theo vết xe ôtô chở cam, tôi đã gặp được ông. Ở tuổi 57 trông ông khỏe mạnh cường tráng, chân đi ủng, vận bộ quần áo rộng thùng thình, bờ vai áo bạc màu nắng, đôi bàn tay gân guốc, thô ráp, ông đang cúi đầu chọn cam, thấy tôi, ông dừng tay nở nụ cười thân thiện với khách. Biết tôi muốn tìm hiểu về cây cam gia đình, ông bảo bà Cầm vợ ông lấy đĩa bầy đầy ắp những cam Canh mọng đỏ mời tôi ăn. Ông tâm tình: Tôi đã làm được gì nhiều cho xã hội đâu mà anh định nêu gương. Anh muốn tìm hiểu về cây cam của gia đình trồng, xin giành cả ngày hôm nay trò chuyện với anh. Ông chủ đưa tôi thăm ngôi nhà nhỏ xây hai tầng dùng cho bảo vệ ăn nghỉ ngày đêm trông coi đồi cam. ông trang bị đủ đồ dùng cho người bảo vệ. Ở tầng hai đặt đài, tivi. Ông nói lương bảo vệ chi trả cho hai người là 8 triệu đồng/tháng. Đứng trên tầng hai, chỉ tay về dãy núi xã Tây Phong, ông trò chuyện: Dưới chân núi xanh là đồi 7 bãi đá, tôi trồng 1,6 ha cam canh, giống cam đường này lấy ở Văn Giang Hưng Yên. Cam canh cho lợi nhuận cao hơn các loại cam khác đã trồng, năng suất từ 35 - 60 tấn/ ha, về giá trị kinh tế gấp 20 đến 25 lần cây lúa. Chủ yếu bón lót phân chuồng và NPK Lâm Thao, Văn Điển. Năm nay gia đình thu 60 tấn cam canh, bán loại 1 tại vườn được 40.000 đồng/cân, cả cam loại một và loại hai thu được 2,1 tỷ đồng, lái thương từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh về mua. Tôi tò mò hỏi: - Để giữ cho cam ngọt, sau khi thu hoạch phải làm gì? ông cười: - Cam canh có tuổi thọ từ 15 năm -  20 năm, trồng chỉ ba năm được hái quả. Thu hoạch cam xong, tôi nhờ những nông dân khi nhàn rỗi đào bầu để bón phân cho cây, quả năm sau mới ngọt. Kinh nghiệm 12 năm trồng cam cho tôi biết trồng xen cam Canh với cam Xã Đoài tạo điều kiện thâm canh tốt, nhưng khi cành cam giao nhau nên phát bớt cành đi. Sợ ảnh hưởng tốc độ thu hoạch, lúc này xe ô tô tải từ Hà Nội lên đang chờ cân cam, tôi tạm chia tay ông, tự đi thăm cam Xã Đoài gia đình ông trồng cách đây 8 năm. Những cây cam Xã Đoài  cao, cành, lá vươn tỏa ôm ấp những quả cam chín vàng. Tôi đứng dưới gốc cây cam nhìn lên những chùm cam mọng chín khác nào đang được ngắm bầu trời sao sáng. Cây cam Xã Đoài đứng cạnh tôi có thể cho thu hoạch hơn 300 kg quả, mà theo ông chủ đồi cam năm nay ông có khoảng 650 cây cho thu từ mỗi cây 350 kg. Chỉ riêng cam Xã Đoài lòng vàng cũng thu được 80 tấn ước tính 1,5 tỷ đồng, cam Xã Đoài loại cây lùn thu 40 tấn có 700 triệu đồng, còn cam Xã Đoài cây cao, loại cam chủ lực thu 200 tấn, giá 1kg 14.000 đồng/ha thu được 2,8 tỷ đồng. Quả con số thu lớn chưa từng năm nào thu được 7 tỷ đồng như năm nay. Tôi nhìn sang đồi bên có hơn 20 người dân nông nhàn, ông chủ nhờ thu hoạch cam. Họ vừa trảy cam vừa nói chuyện rôm rả. Tôi say đắm nhìn cam Canh chín rực đồi bên bàn tay trảy quả trời thêm ửng hồng. Tôi tìm đến những ống dẫn nước nằm ngang dọc đồi cam, hẳn cam nhà ông có năng suất cao nhờ bón đủ phân chuồng, còn một yếu tố nữa là nước tưới ở vườn không bao giờ thiếu.

 

Gần trưa tôi gặp ông chủ của 10 ha cam để tiếp tục tìm hiểu cây cam nhà ông. Ông mời tôi đi thăm đồi cam khu bãi tập thuộc xã Bắc Phong, cũng giống như đồi cam bên thị trấn và xã Tây Phong, đồi cam bên này cũng được xây tường bảo vệ, có đồi chằng dây thép gai để chống trâu, bò. ông chủ thủ thỉ nói với tôi: Chỉ làm tường và quây dây thép bảo vệ 10 ha hết 1,1 tỷ đồng, còn con đường đất vào khu bãi tập, tôi cùng một số hộ nữa đóng góp tiền để làm đường rộng ra, riêng nhà tôi góp 20 triệu đồng. Năm nay được mùa cam thu về 7 tỷ đồng nhưng chi phí cho cây trồng và mùa thu hoạch  cũng lớn lắm. Chỉ riêng nhờ hái cam mỗi ngày cần 30 người, mỗi người được trả 150 nghìn đồng, tính ra phải trả 4,5 triệu đồng mỗi ngày. Phân chuồng đi mua nơi xa gom nhặt ở huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạcđể cho cam ngọt tiếp tục được thu hoạch vụ tiếp theo, 10 ha cam cần đầu tư tiếp hơn 2 tỷ đồng, trừ tất cả các chi phí năm 2013 và đầu năm 2014, gia đình tôi còn 4 tỷ đồng, 4 tỷ đồng cũng chỉ tiêu hết ngay giữa năm 2014. Tôi ngạc nhiên hỏi: Vậy chi gì mà nhiều thế? ông cười, nụ cười hồn hậu của ông nông dân chủ trang trại. Ông nhìn vào mắt tôi, nói: - Tôi trả ngân hàng 500 triệu đồng, mua một lô đất mặt đường, còn 2 tỷ để xây nhà ở. Nhà cũ nhỏ hẹp quá, có tiền xây nhà mới cũng là ước nguyện của gia đình - Thế ông không định mua xe chuyên chở hoặc xe ô tô con để đi du lịch à? - Gia đình tôi đi làm từ sáng đến tối, có trưa ăn cơm tại đồi cam  vậy còn giờ nào mà đi du lịch. Nếu có đi du lịch đã có xe của các công ty rồi. Xe chuyên chở hàng hóa, họ lên mua cam, doanh nghiệp tư nhân nào cũng có xe tải. Vợ chồng tôi cứ xe hai bánh thuận tiện vượt qua các đồi cam kể cả ngày mưa gió. Thôi thì trồng cam đêm nặng nỗi lo, bàn tay chai sạn dành cho mùa màng.

 

Hai chúng tôi trở về đồi Trầu, lúc này đã 12 h trưa, xe từ Hà Nội vào mua cam. Tôi cùng vợ chồng ông và mấy người bản địa chuyển cam lên xe. Ông chủ đồi cam thực là một con người miệng nói, tay làm, mồ hôi chảy nhễ nhại trên  khuôn mặt, ông trèo lên xe kiểm tra các thùng cam lần cuối cùng rồi thu tiền của thương lái.

 

Việc đã vãn, tôi mời ông chủ tới cây cam canh trĩu quả để chụp mấy kiểu ảnh. Vừa đi, ông vừa kể cho tôi nghe câu chuyện đời ông: - Trước đây tôi làm thầy giáo ở một bản nhỏ xa xôi, sau vì hoàn cảnh gia đình, tôi xin về khu 4 thị trấn Cao Phong để khai phá đồi hoang trồng trọt. Sau nữa tôi mua được 3 ha đất đồi trồng cam, thấy lợi ích của cây cam cho hiệu quả kinh tế cao, tôi đã nhận thêm 7 héc ta đất đồi giao khoán 50 năm. Từ trồng cam Xã Đoài, rồi trồng cam canh, nay lại trồng thêm cây cam V2, cây cam V2 đến tháng 3 hàng năm vẫn cho thu hoạch quả. Cam cũng có nhiều bệnh như nhện đỏ, nấm loét, bệnh thối rễ tôi phải học hỏi kinh nghiệm ở tỉnh bạn, học hỏi sách, vở để biết phòng ngừa bằng thuốc của bảo vệ thực vật. Cam cần tưới nước thời kỳ ra hoa kết quả. Lấy nước từ hồ Đắc Tra phải dùng ống nhựa nối dài hơn 1000 m chuyển nước cho cam, có năm thu hoạch cam chỉ đủ chi. Thật biết bao việc khó khăn như thời tiết, sâu bệnh, chúng tôi phải vượt lên để có mùa quả. ông cười vui bởi đã trao cho tôi niềm tự hào của người trồng cam trên đất đồi Cao Phong ấm áp nắng, ấm áp gió, ấm áp tình đất tình người.

 

Tôi tạm biệt ông và những đồi cam muôn màu sắc quyến rũ. Trong tôi rộn lên bao âm sắc của cây cam ngon, ngọt, vỏ mọng hồng, trải qua gian khó, quả bồng bế nhau. Chúc ông Bình năm tới tiếp tục được mùa cam.

 

 

                                                                    Trần Quốc Dũng

                                                                            (TTV)

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục