Nhân dân xã Thống Nhất, TP. Hòa Bình tham gia sửa đường lên xóm Đậu Khụ. Ảnh: Quốc Hoàn (Thành đoàn Hòa Bình)

Nhân dân xã Thống Nhất, TP. Hòa Bình tham gia sửa đường lên xóm Đậu Khụ. Ảnh: Quốc Hoàn (Thành đoàn Hòa Bình)

(HBĐT) - Sớm ngày mùng 9/12/ 2013, trời thả sương nặng hạt xuống trùm kín khu đồi rừng mía tím, mía trắng của xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (TPHB). Vòng vo mãi rồi ngược lên lưng đồi mới tới nhà cụ Dương Đức Chính, một lão làng mà chúng tôi may mắn gặp đầu tiên của chuyến đi này.

 

Cụ Dương Đức Chính tuổi gần tròn 84 nhưng thân hình còn chắc khỏe, chỉ có tóc là đã rụng gần hết. Cụ bảo chúng tôi: “Vào nhà đi” con dâu của cụ cũng vội vã, bước ra và reo lên: “ồ” bác Thanh”. Cụ Chính thong thả đưa cho tôi chén nước rồi không biết là mừng hay trách: “Lâu rồi, 7 năm hơn không gặp nhau”.

 

Hơn  10 năm nay, năm nào, tôi cũng vào Đồng Chụa và hai lần lên nhà nhưng cụ đều đi giúp bà con làm lễ, Tết nên không gặp, lần này may mắn được gặp cụ và cả con trai của cụ. Nhưng lại không may, hai người ở Kim Bôi xuống nhờ cụ Chính giúp lập những tờ sớ để làm lễ cấp sắc. Tôi phải chờ gần 2 giờ đồng hồ.

 

Ngày hôm qua tôi vừa bắt đầu câu chuyện về sự đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội của xóm Đồng Chụa với thầy cúng “thánh sư” Bàn Sinh Lương cũng gặp một tình huống như vậy. Hai vợ chồng một gia đình ở Cao Phong xộc vào không chào hỏi gì cả, đặt ngay một chồng giấy xanh, giấy đỏ nhờ ông Lương lập sớ cho lễ cấp sắc của nhà mình. chuyện tìm danh tính, cách thức cúng bái kéo dài gần hết buổi sáng. Tôi ngồi chờ nhưng ngẫm nghỉ rồi nhớ ra rằng đây là mùa cúng bái, hội hè của người Dao. Cuối năm trước đến đầu năm sau ở đây luôn diễn ra gần một chục lễ, Tết. Cũng là mùa cao điểm thu hoạch mùa màng, trồng, cấy, chăm bón hoa màu, cây trồng. Người nào cũng bận bịu, tất bật, tranh thủ từng giờ, từng phút làm ăn, học hành phát triển kinh tế, nâng cao trình độ học thức, giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc. Hiểu vậy, tôi kiên nhẫn ngồi chờ gần hết buổi sáng.

 

Có lẽ thấy tôi sốt ruột cụ Chính lại đẩy chén nước về phía tôi và dục “uống nước đi” khách ra về, con trai cụ Chính vội nói: “xoay sở kiểu nào cũng không kịp”. Những tháng cuối năm và những tháng đầu năm hội họp nhiều, lễ Tết dầy đặc, công việc làm ăn bề bộn khẩn trương. Nhiều gia đình phải dậy từ ba giờ sáng đẩy xe chở mía ra chợ Thái Bình và chợ Phương Lâm trên quãng đường gần chục cây số để bán. Bán xong lại vội vàng về nhà nắm cơm, đổ nước vào ống tất tưởi lên nương thu hoạch mía.

 

Cũng may, theo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, tất cả các hộ dân đều chung lòng góp nhà ít 5 – 6 triệu, một số nhà còn góp tới 10 triệu đồng và cả đất làm nương của mình để mở hai con đường mới. Vì mấy năm nay bà con mua  thêm 20ha đất nương của một số bà con neo đơn ở xã Thống Nhất để mở rộng diện tích canh tác. Đất của Đồng Chụa thiêng lắm, một khu đồi rừng chật hẹp mà đã có hàng trăm đồi núi lớn nhỏ. Đồi Vôi và đồi Suối Khang to, cao nhất và cũng thiêng nhất. Dưới chân đồi có mỏ nước từ lòng đất phun lên. Nước của trời ban cho Đồng Chụa.

 

Từ sau 1954 bốn gia đình người Mường ở Đồng Chụa đã chuyển đi nơi khác chỉ còn hai gia đình trụ lại. 1958 có thêm 4 gia đình người Dao đến cắm đất dựng lều ở tạm, nhưng thấy ít người lại sợ đất thiêng nên bồng bế nhau bỏ đi. Chỉ còn lại 2 gia đình, năm 1974 may mắn lại có được 24 hộ ở Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Lương Sơn, Tuyên Quang, Sơn Tây, Phú Thọ… Trong đó có 4 gia đình người Mường, 3 gia đình người Kinh: Có 11 họ người Dao, 9 họ người Kinh và 5 họ người Mường. Chưa phải là đông lắm, nhưng thực sự là vui. Đúng là “một hợp chủng gia tộc” từ sự lớn mạnh và đông vui, đất đai giồi dào, lại có mó nước thiêng trong mát. Bà con phải dựa vào nhau, giúp đỡ nhau làm ăn sinh sống và cũng tạo sức mạnh xứng đáng, bình đẳng với các làng xóm chung quanh. Làng Đồng Chụa ra đời từ đó. Năm 1976 thành lập xóm 28 hộ, thế mà quay đi, ngoảnh lại chỉ 22 năm sau Đồng Chụa đã tụ về được 104 hộ, với 571 nhân khẩu, trong đó có 5 Đảng viên làm nòng cốt, không khí vui, tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, quyết tâm làm ăn vượt lên no đủ nhưng chỉ với 4 ha ruộng và trên 100 quả đồi hoang hóa, trơ trọc, cách làm ăn lại manh mún, dụng cụ lao động quay đi cái cào, cái cuốc, quay lại cái liềm, con dao quắm. Làm được bắp ngô, củ sắn, củ khoai từ chân núi lưng đồi phải oằn vai, còng lưng, bấm mười ngón chân xuống đất mà cõng về.

 

Thực hiện chủ trương đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình, làng văn hóa do Đảng đề ra, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, các đoàn thể và nhân dân Đồng Chụa ra sức học tập tinh thần cần kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Đến nay,  dân số Đồng Chụa đã tăng lên 830 nhân khẩu, sống trong 160 hộ. Trong đó có 72 cụ già trên 70 tuổi. Đổi mới lề lối làm ăn vượt lên no đủ,từng bước làm giàu về kinh tế, phong phú và tiến bộ về văn hóa. Tiếp vào những con đường Nhà nước giúp đỡ mở mang, nhân dân Đồng Chụa đã tự lực, tự cường, thuê máy xúc và mọi người ở độ tuổi lao động; những ngày nghỉ học các cháu thiếu niên cũng cùng cha mẹ, anh chị vác cuốc, mang xẻng đi mở thêm hai con đường mới. Một đoạn đường dài 5 km và một đoạn đường dài 3 km. Đường cho ô tô vận tải, xe máy vượt dốc lên Chuống Khuống, xóm Cha giáp Thung Dao, Kim Bắc (Kim Bôi). Đoạn đường thứ hai vào suối Cảo rồi vượt lên gần đỉnh đồi dốc Cun. Vì ở hai khu vực ấy, sau khi mua thêm đất đã tạo lập thành 2 khu kinh tế mới. Tập trung chủ yếu trồng mía, ngô, sả và tre bương khai thác măng. Có đường lớn rồi lại theo kiểu làm ăn lớn, liên doanh với doanh nghiệp đầu tư bao thầu thu mua trọn gói, chở giống, phân bón, thuốc trừ sâu lên tận “khu kinh tế”. Đến kỳ thu hoạch lại đưa xe tải đến đầu bờ đồi nương thu mua sản phẩm. Bà con còn mua máy cắt cỏ, phát nương, máy phun thuốc trừ sâu, dùng máy tẽ ngô ngay tại đồi nương. Cũng mua thêm xe tải để tự chở sắn, khoai, măng, sả… đưa đến tận Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và một số tỉnh đồng bằng bán cho được giá và mua những mặt hàng hợp thị hiếu cho vùng miền.

 

Ba, bốn năm lại đây đa số hộ dân thu nhập bình quân 15 – 20 triệu đồng /người/năm. Gia đình cụ Dương Đức Chính, các ông Bàn Sinh Lương, Triệu Văn Báo, Bàn Sinh Minh, Bàn Tiến Dương… thu nhập bình quân mỗi người 1 năm 30 triệu đồng trở lên. Trong cuộc gặp các cụ: Dương Đức Chính, Triệu Đức Xuân, ông Bàn Sinh Lương, Triệu Văn Báo, Bàn Sinh Sơn, tôi vui mừng chúc bà con Đồng Chụa đã đổi mới nhanh chóng và vượt lên trở thành làng văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình rồi hỏi các cụ “Nguyên nhân gì mà bà con mình làm ăn giỏi như thế?”. ông Bàn Sinh Sơn – trưởng xóm nhỏ nhẹ: “Giỏi chưa giỏi, nhưng người nào cũng say mê làm việc từ sáng sớm đến tối. Không để cái đầu, cái chân, cái tay rỗi rãi lúc nào. Ông Bàn Sinh Lương, trưởng làng, Chủ tịch Hội NCT lại mạnh mẽ: “Lao động giỏi, cách làm ăn, phát triển kinh tế đổi mới liên tục còn tiết kiệm thì không chê vào đâu được. Người Dao đã nói là làm và làm bằng được”. Ông Triệu Văn Báo, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thống Nhất phân tích rộng hơn: Chi bộ trong sạch vững mạnh, mọi người đoàn kết. Tổ này thi đua với tổ kia không ai chịu kém, thanh thiếu niên ham học tập. Hiện nay, xóm Đồng Chụa có 10 thanh niên học đại học, đã tốt nghiệp 7 người, trong đó có 1 người đỗ hai bằng đại học, 6 cử nhân đã về tỉnh làm việc, 1 đang tiếp tục học cao học tại Hà Nội. Việc học hành vượt lên như vậy ở một xóm người Dao là sự mới mẻ đột biến. Cán bộ thay nhau về các tỉnh học tập kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế – văn hóa, phong trào văn nghệ, TD-TT hoạt động đều và mạnh. Người Dao ít nói, không phô trương. Hầu hết cán bộ và người dân đều tự giác, tự trọng và có trách nhiệm với gia đình, làng xóm và quê hương.

 

 

 

 

                                            NSƯT Bùi Chí Thanh

                     (117 tổ 1, phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)

 

 

 

Các tin khác

Lê Văn Minh phải nhận mức án tử hình cho hành vi phạm tội của mình.
Dù ở cương vị công tác nào, CCB Vũ Duy Tôn (đứng thứ 3 từ trái sang) luôn là người
Những năm tháng vất vả trồng rừng, ông Nguyễn Đức Thái luôn nhận được sự động viên, chia sẻ của người vợ.
Các cựu tù binh đảo Phú Quốc gặp mặt. Từ trái sang: Trần Quyết Thắng, Đinh Công Thịnh, Hoàng Văn Hải, Bùi Thanh Ríu và nhạc sĩ Huy Tâm.

Bộ di cốt đười ươi đặc biệt quý - “viên kim cương” trong bóng tối

(HBĐT) - Hai bộ di cốt hóa thạch khá hoàn chỉnh của đười ươi (có tên khoa học là Pongo.SP) được phát hiện cách đây vừa tròn 16 năm (vào ngày 18/12/1997) tại hang núi Sáng, xã Cao Răm (Lương Sơn) đã gây chấn động giới khảo cổ trong nước và thế giới. Phát hiện này đã làm thay đổi những quan điểm khoa học trước đó về nguồn gốc, sự phát triển, tồn tại của loài đười ươi ở Việt Nam và các khu vực khác trên thế giới. Tuy được coi là “viên kim cương quý” của ngành khảo cổ học nhưng 16 năm qua, bộ di cốt này vẫn nằm lặng lẽ tại Bảo tàng tỉnh với bụi bặm của thời gian.

Nước mắt và tình người sau siêu bão Haiyan

(HBĐT) - Siêu bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất trong lịch sử đã tàn phá nặng nề vùng miền Trung đất nước Philippin vào ngày 8/11. Chết chóc, tan hoang, đói khát, nước mắt là những gì mà cơn đại cuồng phong để lại. Song bên cạnh những giọt nước mắt, tình người đang được thắp sáng.

Ánh bình minh đang tỏa sáng ở Đông Bắc

(HBĐT) - “Đông Bắc chưa phải là xã giàu cũng chưa được xếp vào vị trí là xã dẫn đầu về các phong trào của huyện Kim Bôi, thế nhưng chúng tôi đang có trong tay điều quý giá nhất, đó là sự đồng thuận” - Đồng chí Bùi Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã đã mở đầu câu chuyện bằng những lời giới thiệu sơ lược đó khi biết tôi có ý tìm hiểu về phong trào dân vận khéo. “Nói thì khó lắm, chi bằng chị về cơ sở, nghe dân nói, xem dân làm, rồi đúc kết lại xem chúng tôi đang làm hay - dở thế nào, khéo hay chưa khéo”. Không phải là một đồng chí cán bộ văn phòng, hay trưởng, phó ngành, đoàn thể nào khác mà chính Bí thư Đảng ủy xã tự mình cưỡi con trâu sắt dẫn tôi về với cơ sở. Sự nhiệt tình đó của một con người đang giữ vị trí đứng đầu xã đã khiến tôi hiểu rằng: chìa khóa để mở cánh cửa hướng tới thành công trong phong trào dân vận khéo là đây.

Chuyện đưa Luật Giao thông về vùng cao

(HBĐT) - Tính ra, từ đầu năm đến nay, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh giảm. Theo đó, năm 2013 cũng được xác định là năm thứ 4 liên tiếp tỉnh ta kéo giảm được cả 3 tiêu chí về TNGT. Kết quả trên cho thấy, sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Trong đó có sự đóng góp tích cực của những người lính áo vàng trong vai trò là những người tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông.

Thấy gì sau vụ nổ khí mê tan tại mỏ than xóm Vọ

(HBĐT) - Đã gần một tháng trôi qua, nhưng không khí tang tóc, nặng nề vẫn bao trùm trên địa bàn xã Cuối Hạ (Kim Bôi), nhất là ở 3 xóm Thông, Khoang, Pang- nơi có 6 lao động bị nạn do nổ khí mê tan tại lò than vỉa 8, xóm Vọ thuộc Công ty cổ phần khoáng sản Kim Bôi quản lý sáng ngày 28/10/2013.

Giữ nếp nhà sàn Mường trong xây dựng nông thôn mới ở Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhà sàn với người Mường đó là gốc “không gian thiêng”. ý thức rõ điều đó, huyện Lạc Sơn đã chú trọng giữ gìn nếp nhà sàn, giữ gìn bản sắc văn hóa theo phong cách mới. Từ đó đã trở thành một điểm nhấn trong phong trào xây dựng NTM ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục