Hàng nghìn người đã tham gia hoạt động giao thương tại lễ hội cam Cao Phong.

Hàng nghìn người đã tham gia hoạt động giao thương tại lễ hội cam Cao Phong.

(HBĐT) - Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội cam Cam Phong (28 – 29/10), đã có hàng nghìn người náo nức đổ về điểm tổ chức để khám phá và chứng kiến những sắc màu lễ hội. Và hẳn là đến giờ, trong lòng bao người vẫn còn cảm giác lâng lâng cùng dư âm lễ hội.

 

Không khí tưng bừng là cảm nhận không của riêng ai khi đến với lễ hội lần đầu tiên được tổ chức này, ở cả góc độ địa phương tổ chức, hộ sản xuất, kinh doanh cam và khách thập phương đến thăm quan, tham gia các hoạt động. Với địa phương tổ chức (UBND huyện Cao Phong), lễ hội cam là cơ hội tốt để vinh danh, quảng bá cho sản phẩm cam đã được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, góp phần nâng cao giá trị, phát triển thương hiệu Cam Cao Phong. Đây cũng là cơ hội cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam trong, ngoài huyện đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động của các cấp, ngành trong việc bảo vệ và phát triển bền vững thương hiệu, hướng tới mục tiêu cao hơn đó là xuất khẩu cam ra thị trường các nước.

 

Sản phẩm cam Cara của công ty TNHH Phương Huyền thú hút sự chú ý.

 

Tham gia hoạt động lễ hội, các nhà vườn, hộ sản xuất, kinh doanh cam trên địa bàn huyện cũng có sự chuẩn bị chu đáo từ việc lựa chọn sản phẩm, trang trí gian hàng… Đến với lễ hội, khách được thưởng lãm 30 gian hàng tiêu biểu được bày trí sinh động, đẹp mắt, ngợp sắc cam vàng. Theo đồng chí Quách Văn Ngoan – Phó Chủ tịch UBND huyện, Ban tổ chức đã mời doanh nghiệp, hộ sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm vào lễ hội. Doanh nghiệp phô diễn nhiều chủng loại cam nhất tại lễ hội cam thuộc về phòng Nông nghiệp & PTNT huyện với 11 chủng loại. Ngoài cam lòng vàng mang tính chất tiêu biểu, đặc trưng thì có một số sản phẩm cam giống mới đặc sắc, đòi hỏi yếu tố kỹ thuật rất cao cũng đã được mang đến trưng bày, thu hút sự chú ý. Đơn cử như cam Cara ruột đỏ không hạt nhập nội xuất xứ vùng Valencia – Venezuela có hương vị đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao. Doanh nghiệp Phúc Linh, thị trấn Cao Phong và công ty TNHH Phương Huyền là 2 nhà vườn có sản phẩm cam Cara trưng bày tại lễ hội. Theo ông chủ vườn Đức Quỳnh ở khu II, thị trấn Cao Phong, UBND huyện đã có một số chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ giao thương đối với các gian hàng trưng bày để nhà vườn, hộ sản xuất tham gia hoạt động lễ hội thực hiện giá bán cam kết bình ổn tới tay người tiêu dùng. Một hoạt động lễ hội khác cũng thu hút hộ sản xuất kinh doanh là chấm điểm, trao giải cho các vườn cam và gian hàng ấn tượng, đăng ký, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

 

Không khí lễ hội hiển hiện rõ nét nhất trên khuôn mặt của người dân cùng dòng người nườm nượp về lễ hội thăm quan khu vực sản xuất cam tập trung, mãn nhãn với những gian hàng cam rực rỡ, được thưởng thức những trái cam căng mọng, ngọt lịm với hương vị cam Cao Phong đặc trưng ngay tại khu vực quảng bá trưng bày và các gian sản phẩm hộ sản xuất, kinh doanh. Có những chùm cam thu hút người dân đến gian hàng chiêm ngưỡng với số lượng quả chi chít, trọng lượng 3 - 4kg/chùm. 

 

Có nhiều vị khách vì nghe tin có lễ hội cam đã từ các tỉnh, thành xa xôi tìm đến đây để thưởng lãm sản phẩm như chị Nguyễn Thị Hoan ở thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Chị Hoan cho biết: Tại quê nhà mình cũng có bán cam Cao Phong ở hệ thống siêu thị, vị ngọt đậm, tép cam lòng vàng giòn, rất ngon nhưng khi lên đây vào dịp diễn ra lễ hội, tận mắt vào thăm vườn, được nghe chính nhà vườn giới thiệu về sản xuất cam an toàn quy trình VietGap và thưởng thức cam mới hái, mình càng thêm yên tâm về chất lượng và tin dùng sản phẩm cam Cao Phong. Lễ hội cam Cao Phong được tổ chức đúng vào mùa hộ trồng cam thu hoạch rộ nhất nên khách thăm quan có dịp thưởng ngoạn và lựa chọn sản phẩm cam có chất lượng tốt nhất. Đồng thời khích lệ hộ sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo thêm các giống mới có năng suất, chất lượng cao. Với những ấn tượng của mùa lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất, hy vọng rằng hoạt động này sẽ trở thành hoạt động thường niên như một kênh quảng bá hiệu quả và tôn vinh sản phẩm lao động của nông dân huyện Cao Phong trên hành trình chiếm lĩnh đỉnh cao KHKT.

                                                                       

 

 

 

                                                                   Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Ông Bùi Văn Lương (bến trái), trạm trưởng trạm y tế xã Tự Do đang thăm hỏi thường sức khỏe anh Bùi Văn Nhinh.
Những dây điện chồng chéo tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chập, cháy điện ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).
Lực lượng CHCN mang cây chống, vậtt tư vào hầm để kè, chống sạt lở đường hầm, đảm bảo cho hoạt động CHCN.
Các lực lượng vẫn đang khẩn trương triển khai công tác CHCN một cách tích cực với tinh thần, quyết tâm cao nhất để đưa các nạn nhân còn lại ra khỏi vị trí bị nạn.

Lặng thầm gieo chữ nơi “ốc đảo”

(HBĐT) - Do sự chia cắt của lòng hồ Sông Đà, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được người dân nơi đây ví von như một “ốc đảo”. Địa lý cách trở, đời sống của bà con gặp vô vàn khó khăn, đây là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh. Ở bản nghèo này, bao năm qua vẫn có những cô giáo giàu nhiệt huyết, yêu trò như con, lặng thầm gieo chữ, bất kể ngày nắng hay mưa...

Kim Bôi - Báo động tình trạng khai thác than “thổ phỉ”

(HBĐT) - Theo ông Vũ Văn Công, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Kim Bôi: “Kể từ tháng 3/2015 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ còn 4 doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm: 3 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá và 1 doanh nghiệp khai thác cao lanh làm vật liệu xây dựng thông thường. Còn lại, nếu trên địa bàn có bất cứ điểm khai thác khoáng sản nào đều là những hoạt động trái phép”.

Ngọc Sơn: Điển hình thay đổi “cách sống” với rừng

(HBĐT) - Là một trong 7 xã có rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn với hơn 2000ha, Ngọc Sơn trước kia là một điểm nóng về khai thác gỗ trái phép của tỉnh. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng” kết hợp với công tác tuyên truyền, nơi đây đang chuyển mình rõ rệt trong quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là từ người dân.

Xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) trăn trở chuyện điện, nước sạch

(HBĐT) - Gần 20 năm qua, 19 hộ dân ở xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) khát nước sạch, mặc dù năm 2005, công trình nước sạch thuộc dự án 747 được xây dựng ở xóm và các hộ khác đã được hưởng lợi suốt từ đó đến giờ. Cùng với đó, tuy đã có điện từ lâu nhưng nhiều hộ vẫn phải dùng cột tre đi kéo điện cách xa hằng trăm mét cũng là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

Trăn trở cùng Miền Đồi...

(HBĐT) - Chúng tôi, những người lần đầu tiên được đặt chân đến Miền Đồi (Lạc Sơn) không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền sơn cước này. Những ai đã từng được chiêm ngưỡng qua phim ảnh hay tận mắt chứng kiến và hòa mình vào xứ sở ruộng bậc thang như Hoàng Su Phì (Hà Giang) hay Mù Căng Chải (Yên Bái) hẳn cũng sẽ thốt lên những mỹ từ dành cho cảnh sắc nơi đây. Được chiêm ngưỡng cảnh sắc và tìm hiểu về đời sống của bà con, với chúng tôi, Miền Đồi như một mảnh đất đầy tiềm năng nhưng chưa thể bứt phá vì còn nhiều “nút thắt”...

Người dân ngăn cản hoạt động của xí nghiệp Trung Dũng, vì sao?

(HBĐT) - Do phản ứng của người dân về quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, khói bụi, nổ mìn khai thác đá gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cũng như sản xuất, đời sống, từ 5/6/2015 đến nay, xí nghiệp Trung Dũng, doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đã phải tạm ngừng sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục