Bùi Văn Binh (bên phải) người cuối cùng chạy ra khỏi đường hầm bị sập trong vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn.

Bùi Văn Binh (bên phải) người cuối cùng chạy ra khỏi đường hầm bị sập trong vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn.

(HBĐT) - Sức “nóng”, nỗi tang thương của vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn những ngày qua đã tạm lắng. Nhưng ám ảnh về nỗi đau mất mát vẫn đang còn hiện hữu trong cuộc sống nơi vùng quê nghèo Phú Lương (Lạc Sơn). Còn đó, trong giấc ngủ chập chờn mộng mị tiếng con trẻ gọi cha; còn đó vành khăn trắng và nỗi ám ảnh của những người trở về... Dẫu tang thương, chia lìa, nhưng sức “nóng”của những chuyến đi làm ăn xa vẫn luôn ám ảnh người dân chốn quê nghèo.

 

Từ chuyện sập hầm than...

 

Xóm Thơng, xã Phú Lương (Lạc Sơn) nơi chúng tôi đến vốn đã bình lặng nay càng tiêu điều khi nỗi tang thương còn chưa dứt. Ông Bùi Văn Rẹt, Bí thư Chi bộ xóm Thơng cười buồn: không khí ảm đạm, tang thương nó bao trùm cuộc sống người dân trong xóm suốt từ khi xảy ra vụ tai nạn sập hầm khai thác than làm 3 người tử nạn, trong đó có 2 người ở xóm Thơng.

 

 

Vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn đã thêm một lời cảnh báo về tình trạng mất an toàn lao động đối với người lao động thủ công tại các hầm lò khai thác than trên địa bàn tỉnh (ảnh: Lực lượng cứu hộ tiếp cận vị trí sập để thực hiện công tác cứu hộ - cứu nạn).

 

Chuyện những người chết thì đã qua nhưng vụ sập hầm nó vẫn ám ảnh những người còn sống. Vụ sập hầm khai thác than ở Đồi Dậy, xã Lỗ Sơn xảy ra ngày 18/11 làm 3 người tử nạn gồm Bùi Văn Thỏn, xóm Éo, Bùi Văn Tuấn, Bùi Văn Quý, xóm Thơng. Ngoài ra, có 4 người may mắn thoát chết gồm Bùi Văn Binh, Bùi Văn Năm, Bùi Văn Chánh, Bùi Văn Hiệp đều là người xóm Thơng. Theo ông Bùi Văn Rẹt thì: sau khi thoát chết trong vụ sập hầm, đến giờ đã qua cả chục ngày mà tinh thần của 4 người nhiều lúc vẫn còn hoảng loạn, suốt ngày chỉ ở trong nhà, không tiếp xúc với ai.

 

Chẳng vậy mà chỉ đến khi đích thân ông Bí thư Chi bộ xóm đến nói chuyện, Bùi Văn Binh - người may mắn còn sống trong vụ sập hầm - mới đồng ý gặp chúng tôi. Trong câu chuyện, Binh luôn lảng tránh khi được hỏi về vụ tai nạn sập hầm xảy ra cách đây ít hôm. Có lẽ, trong tâm trí của Bùi Văn Binh, vẫn còn nỗi ám ảnh của người vừa từ cõi chết trở về. Theo ông Bùi Văn Quê, Phó Chủ tịch HĐND xã Lỗ Sơn được biết: từ trước đến nay ở khu vực mỏ than Lỗ Sơn cũng đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn sập hầm, trong đó có cả những vụ tai nạn gây chết người. Trước vụ tai nạn sập hầm ngày 18/11 vừa qua làm 3 người chết thì vào ngày 5/7/2012 cũng tại khu vực mỏ than xã Lỗ Sơn đã xảy ra vụ sập hầm làm 7 công nhân là người xóm Đồi, xã Lỗ Sơn suýt bị... chôn sống. Theo đó, trong quá trình kéo xe than từ trong lò ra ngoài một công nhân đã bất cẩn để xe va vào cột chống làm hàng chục m3 đất đá đổ sập bịt kín toàn bộ đường lò khi phía trong vẫn còn 7 công nhân đang làm việc ở vị trí cách cửa lò hơn 60m. May mắn là ngay sau vụ tai nạn 7 công nhân đã được người dân địa phương và lực lượng chức năng phát hiện, tổ chức cứu hộ kịp thời nên không xảy ra thương vong. Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Quê thì được biết: ngay sau vụ tai nạn sập hầm làm 7 công nhân mắc kẹt thì không người dân nào ở Lỗ Sơn còn dám đi làm than nữa. Bởi, những vụ tai nạn sập hầm luôn rình rập trên đầu có thể xảy ra bất cứ khi nào chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các phu than.

 

... Đến những cái chết tang thương nơi xứ người

 

Trước vụ tai nạn sập hầm ở Lỗ Sơn ngày 18/11/2015 vừa qua làm 3 người chết thì vào tháng 9/2013 người dân Mường Vang cũng đã từng rúng động trước thông tin 12 người dân địa phương bị thương vong trong vụ sạt lở đất tại khu khai thác vàng trái phép thuộc khu Rừng Vầu, Rừng Xanh, xã Minh Lương, huyện Văn Bàn (Lào Cai). Trong đó có 8 người tử vong tại chỗ, 4 người bị thương. Những vụ việc nêu trên đã minh chứng rõ nhất cho hành trình đầy may - rủi của những người lao động tự do bỏ làng đi làm ăn xa. Những cái chết bất ngờ của 8 người đàn ông ở nơi đất khách quê người đã từng làm cho cả đất Mường Vang xôn xao, khiếp sợ. Thế nhưng, sau những đám tang đầy chua xót dòng người rời làng đi làm ăn xa ở Lạc Sơn chưa khi nào dừng lại. Theo thống kê sơ bộ của huyện Lạc Sơn thì số người bỏ làng đi làm ăn xa của huyện lên đến hàng nghìn người. Nhiều nhất vẫn là các xã Tuân Đạo, Quý Hòa và Tân Lập. Theo thống kê, bình quân hàng năm ở các xã này số người lao động tự do đi làm ăn xa vào khoảng trên dưới 500 người, chiếm khoảng 1/10 dân số của các xã. Trong số đó, chủ yếu là thanh niên, những người là lao động chính trong gia đình. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu đất sản xuất, sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, lại bấp bệnh nên hầu hết những lao động chính rời quê đi làm thuê kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, đa phần chỉ là những lao động tự do, chân tay, nặng nhọc. Thế nên việc gặp những rủi ro là điều khó tránh khỏi. Ngoài những trường hợp tử vong, thì cũng vẫn còn có nhiều  trường hợp bị tai nạn rủi ro mất sức lao động trở thành gánh nặng cho gia đình. Như ở Phú Lương, theo ông Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã thì: cả xã có hơn 7000 nhân khẩu, tính ra số bỏ làng đi làm ăn xa chiếm đến 1/10. Sau khi kết thúc việc đồng áng, người ta lại theo nhau đi khắp nơi, làm đủ mọi thứ nghề nhưng chủ yếu là công việc lao động chân tay nặng nhọc. Dù cho xã cũng đã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung đầu tư phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống để hạn chế việc người dân bỏ làng đi làm ăn xa. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, vận động không đem lại hiệu quả tích cực. Người dân vẫn theo nhau đi làm ăn xa bất chấp những tai nạn rủi ro phía trước. Chính vì thế, tính từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm ở Phú Lương có 1 người chết vì tai nạn lao động. Trong đó, vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn vừa rồi là vụ tai nạn có số người chết nhiều nhất.

 

Có thể nói, những vụ tai nạn nghiêm trọng, chính là một sự cảnh báo rõ ràng nhất về chuyện đi làm ăn xa của người dân. Bởi không phải cứ theo nhau bỏ làng đi làm ăn xa phía trước sẽ là một viễn cảnh về một cuộc sống tươi đẹp. Với họ - những người đi bán sức, công việc nặng nhọc, cuộc sống ở nơi đất khách là những hiểm nguy, bất trắc luôn cận kề mà những vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra chính là một minh chứng rõ ràng nhất.

                                                                             

 

                                                Mạnh Hùng

Các tin khác

Cô giáo Xa Thị Thu đang giảng dạy học sinh lớp ghép 4, 5 tại nhà tạm.
Có điện, người dân Nước Ruộng mua sắm được ti vi, tủ lạnh, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng lên.
Hàng nghìn người đã tham gia hoạt động giao thương tại lễ hội cam Cao Phong.
Ông Bùi Văn Lương (bến trái), trạm trưởng trạm y tế xã Tự Do đang thăm hỏi thường sức khỏe anh Bùi Văn Nhinh.

Xóm Khoang mong có ánh điện

(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, người dân ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) phải sang xã Phú Lương “cõng” điện về làng. Thế nhưng, do đường dây xa, lại có quá nhiều hộ chung nhau nên ánh điện chỉ lập lè như đom đóm. Đặc biệt, ở xóm nghèo này vẫn còn những hộ bao đời nay chỉ leo lét bên ánh đèn dầu...

Hơn 100 giờ nỗ lực cứu hộ - cứu nạn

(HBĐT) - Đúng 16h ngày 23/11, công tác cứu hộ - cứu nạn (CHCN) các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn (Tân Lạc) kết thúc sau khi thi thể nạn nhân cuối cùng còn mắc kẹt được đưa ra khỏi miệng lò.

Tập trung cho công tác cứu hộ - cứu nạn là nhiệm vụ trên hết

(HBĐT) - Gần 300 người gồm lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN) - Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; lực lượng Dân quân các xã Tử Nê, Lỗ Sơn, Gia Mô, Do Nhân; lực lượng cứu hộ hầm lò chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang nỗ lực hết mình cho nhiệm vụ CHCN các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khu vực thăm dò mỏ khai thác than của Công ty TNHH Tân Sơn tại xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) xảy ra từ ngày 18/11/2015.

Lặng thầm gieo chữ nơi “ốc đảo”

(HBĐT) - Do sự chia cắt của lòng hồ Sông Đà, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được người dân nơi đây ví von như một “ốc đảo”. Địa lý cách trở, đời sống của bà con gặp vô vàn khó khăn, đây là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh. Ở bản nghèo này, bao năm qua vẫn có những cô giáo giàu nhiệt huyết, yêu trò như con, lặng thầm gieo chữ, bất kể ngày nắng hay mưa...

Kim Bôi - Báo động tình trạng khai thác than “thổ phỉ”

(HBĐT) - Theo ông Vũ Văn Công, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Kim Bôi: “Kể từ tháng 3/2015 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ còn 4 doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm: 3 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá và 1 doanh nghiệp khai thác cao lanh làm vật liệu xây dựng thông thường. Còn lại, nếu trên địa bàn có bất cứ điểm khai thác khoáng sản nào đều là những hoạt động trái phép”.

Ngọc Sơn: Điển hình thay đổi “cách sống” với rừng

(HBĐT) - Là một trong 7 xã có rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn với hơn 2000ha, Ngọc Sơn trước kia là một điểm nóng về khai thác gỗ trái phép của tỉnh. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng” kết hợp với công tác tuyên truyền, nơi đây đang chuyển mình rõ rệt trong quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là từ người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục