(HBĐT) - Một sáng chủ nhật của một ngày giữa tháng 11, Hòa theo ông nội đi phố. Đang đi trên hè phố, phố ngày chủ nhật trời nắng nhẹ, người đông đúc. Hòa đang chăm chú ở quầy háng bán đồ lưu niệm và có ý định chọn mua một thứ làm quà tặng cô giáo chủ nhiệm nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Trên đường đi, hai ông cháu gặp một ông cụ tóc bạc, người dong dỏng cao, gầy, ông của Hòa đứng lại trịnh trọng cất mũ, cúi chào. ông cụ niềm nở chào lại rồi tiếp tục đi giữa hè phố người đông. Thấy vậy, Hòa bèn hỏi ông:

- ông ơi! Sao ông chào ông cụ ấy một cách kính cẩn vậy?

ông âu yếm nhìn Hòa rồi mỉm cười nói với cháu:

- Cháu ạ, ông cụ ấy là thầy giáo, người đã từng dạy ông thời còn nhỏ. Nhờ thầy khai tâm cho mà ông mới biết đọc, biết viết rồi sau tiếp tục học lên để đi công tác và được như ngày hôm nay. Đó là người thầy đầu tiên của ông.

Theo dòng người đi trên phố, nghe câu chuyện ông nói, Hòa cố ngoảnh lại nhìn bóng dáng người thầy đã dạy ông nội qua mấy chục năm rồi. Thời gian qua đi, thầy đã già, tuổi ông nội cũng đã cao mà tình cảm ấy vẫn mãi lung linh, vẫn mãi ghi nhớ.

Hòa nhìn ông bằng đôi mắt kính phục và vui tươi. Bây giờ Hòa đã thấm nhuần câu nói của người xưa “Không thầy đố mày làm nên”.

 

                                                                    Văn Song (T.T.V)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đừng để đèn nhà ai nhà ấy rạng

(HBĐT) - Vợ chồng anh Tống, chị Hân thường xuyên xảy ra cãi vã, nhất là mỗi khi anh Tống đi uống rượu say về. Lần này có vẻ căng thẳng hơn, Tống ném cả khay ấm chén nước vào người vợ. Tiếng cốc chén loảng xoảng, các mảnh vỡ tung tóe, tiếng lè nhè chửi bới của anh Tống. Chị Hân cứ loanh quanh, luẩn quẩn không chạy ra được khỏi nhà. Nghe to tiếng, ông Thanh hàng xóm chạy sang can ngăn. Anh Tống, mặt đỏ phừng phừng giọng líu lại lè nhè sặc mùi rượu.

“Nổ” liên tục...

(HBĐT) - Bác đi lại trong phòng với các bước đi bạch, bịch...Nặng chình trịch! Tay bấm điện thoại nhoay nhoáy đi vài nơi, với vẻ sốt ruột, cau có...Giọng thì cao vống lên, “tròn vành, rõ chữ”: - Tôi đã nói là chú em tôi đúng hết...Nhá. Vụ việc đó, tôi đã giải quyết rồi. Nếu anh cứ nhiều lời, tôi cho “nghỉ xơi nước”...

Tổ dân phố “3T”

(HBĐT) - Tổ dân phố 12, phường Đồng Tiến (TPHB) được bà con vui vẻ gọi là tổ 3T một cách hóm hỉnh. Trong lần gặp ông Biểu, CCB, tôi đưa câu chuyện này hỏi ông. ông xởi lởi kể: - 3T là ba ông đứng đầu tổ có tên vần T là: ông Túc, bí thư chi bộ, người luôn lãnh đạo chi bộ tổ dân phố bằng chủ trương, đường lối; ông Thắng, trưởng ban mặt trận, người vận động toàn dân hưởng ứng tích cực; ông Tác, tổ trưởng tổ dân phố là người tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Anh “đô-la”...

(HBĐT) - Trước đây, anh XX. được bạn bè cũ đánh giá là chân chỉ hạt bột lắm, hiền lành như đất ấy chứ đâu có “hoành tráng” như bây giờ...Nhưng từ ngày “phụ huynh” phất như diều gặp gió, hưởng lộc nhiều, nên anh cũng thấy mình phải thật thay đổi để đáp ứng được thế đứng của gia tộc.

Thế là mất Tết

(HBĐT) - Thấy Thạch Sanh cứ ngắm nghía chiếc “bốn chỗ” đen xì, bóng loáng của mình ra chiều thèm lắm, Lý Thông vỗ vai mà rằng: - Mua lấy một cái mà đi. Thời buổi này, người như chú ai lại đi “bình bịch” bao giờ. Đáng bao nhiêu đâu, cái này anh chỉ mua có bốn mươi lăm ngàn thôi đấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục