(HBĐT) - Sau những bê bối từ vụ “xã hội hóa giáo dục” bị buộc thôi việc, bỏ về vùng rừng xanh, núi đỏ kiếm kế sinh nhai bằng nghề đốn cây, săn thú, cuộc sống gia đình Thạch Sanh trở nên khốn đốn vì lâm luật ngày càng xiết chặt.

 

Gia cảnh quá nheo nhóc nên Thạch phu nhân đành phải đến cầu cứu vua cha. Dù trong lòng vẫn còn chưa hả giận nhưng nhà vua cũng đành bấm bụng ra quyết định bổ nhiệm Thạch phò mã giữ chức Giám đốc Trung tâm nọ với ý chỉ đanh gọn: “Lần này mà còn tham bát bỏ mâm thì đừng trách ta cạn tàu ráo máng”.

 

Nhậm chức mới mà Thạch Giám đốc vừa mừng, vừa lo. Mừng vì có việc làm lại có tý chức sắc, lo vì công việc mới lỡ không hoàn thành đúng chiếu chỉ vua ban là hết đường sinh sống. Bởi vậy, ngày ngày người ta thấy Thạch Giám đốc tất tả ngược xuôi, hết lên tỉnh lại xuống xã. Đêm về lại cặm cụi với kế hoạch, đề án, chương trình... Ai cũng thừa nhận, từ ngày Thạch Giám đốc điều hành công tác hướng nghiệp, dạy nghề ở vùng rừng xanh, núi đỏ có nhiều nét mới. Trung tâm không chỉ mở được nhiều lớp, nhiều học viên tham gia mà nội dung ngành nghề cũng phong phú.

 

Tiếng lành đồn xa, Thạch Giám đốc không chỉ được phụ vương biểu dương mà vùng rừng xanh, núi đỏ còn trở thành điểm sáng về hướng nghiệp, dạy nghề của cả tỉnh được nhiều nơi đến tham gia, học hỏi. Nhân dịp sơ kết 6 tháng đầu năm, Thạch Giám đốc phấn khích mở tiệc chiêu đãi quân cán, họ hàng thân thích. Khi tiệc sắp tàn, Thạch Giám đốc giật bắn mình khi có người đứng sau lưng vỗ vai, giọng trách móc: “Chú nổi tiếng nên quên anh rồi phải không”. Nhận ra vị khách không mời mà đến, Thạch Giám đốc tỏ ra rất cảnh giác: “Bác đã đến thì ngồi đây uống rượu với em, hôm nay dứt khoát không nói gì đến công việc đâu nhé”. Không một chút khách sáo, Lý Thông tự cầm chai rót rưọu và câu chuyện của hai anh em kết nghĩa lúc trầm, lúc bổng theo những chai rượu lần lượt nằm lăn lóc dưới gầm bàn.

 

Không biết trong bữa tiệc ấy, Lý Thông “giáo huấn” những gì nhưng sau đấy mọi người thấy Thạch Giám đốc vẫn tận tụy, miệt mài với công việc, thậm chí việc mở các lớp dạy nghề ở các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn còn được quan tâm hơn. Nhưng chẳng bao lâu, đơn - thư KN-TC đã đến tay triều đình, đoàn thanh tra về thì mọi chuyện mới vỡ lở. Chả là với quyền hành trong tay, việc tổ chức dạy nghề dưới sự chỉ đạo của Thạch Giám đốc đã được thiên biến vạn hóa. Theo quy định, thời gian mỗi lớp là 3 tháng nhưng thực học bị “rút ngắn” xuống còn 2 tháng (tất nhiên hồ sơ quyết toán vẫn đầy dủ). Đến bữa ăn trưa của giảng viên và học viên cũng bị xà xẻo, từ quả trứng, mớ rau đến cân thịt, bìa đậu cũng nâng giá lên gấp ba lần. Với phương châm “Lộc bất tận hưởng”, Thạch Giám đốc và kế toán còn làm thủ tục hồ sơ khống trong mở lớp ở xã này, xã nọ, có 2 lớp, kê thêm thành 4 với đầy đủ thủ tục, chữ ký của học viên và xác nhận của chính quyền xã. Việc tổ chức hội chợ và sàn giao dịch việc làm cũng dược “chế biến” tinh vi, làm 2 ngày thì tính 3, làm 3 ngày thì tính 5... nên ai cũng sững sờ khi thanh tra kết luận trong vòng 1 năm, Trung tâm của Thạch Giám đốc bị xuất toán và thu hồi hơn nửa tỉ đồng.

 

Đương nhiên, Thạch Giám đốc lại phải trở về nghề cũ, không ít Chủ tịch xã còn trở thành “đồng phạm”. Chỉ có Lý Thông “vớ bẫm” vì sau mỗi phi vụ “quân sư” đều được chú em kết nghĩa “trả công” khá hậu hĩnh nhưng đã kịp “cao chạy, xa bay”.

 

                                                                    Huyền phương

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Niềm vui nhân đôi

(HBĐT) - Đang xếp bát đũa chuẩn bị cho bữa cơm tối, chuông điện thoại reo, chị Minh vội chạy tới nghe máy rồi “… ừ…ừ, mẹ biết rồi”.

Nhân vật “quan trọng”...

(HBĐT) - Không ngờ lại gặp “người quan trọng” trong đội hình làm truyền thông về chuyên đề X... Toàn đoàn đã lên xe và hướng về địa điểm nọ. Các bác có tuổi, khiêm nhường đang khao các bạn trẻ một vài câu chuyện tiếu lâm có chừng, có mực. Một vài bác bạo gan kể thêm một vài chuyện thâm cung, bí sử của người mẫu H., người đẹp V.. Các bác ở T.ư có khác, chuyện gì cũng biết. Mọi người cũng cảm thấy thoải mái đôi chút, đỡ cảm giác đường xa... Nhưng nhóm bạn ngồi ở góc kia lại có vẻ căng thẳng. 5-6 cặp mắt đang dồn về phía một anh bạn trẻ cỡ 28-30 tuổi. à, anh đang diễn thuyết điều gì đó...

Đừng để đèn nhà ai nhà ấy rạng

(HBĐT) - Vợ chồng anh Tống, chị Hân thường xuyên xảy ra cãi vã, nhất là mỗi khi anh Tống đi uống rượu say về. Lần này có vẻ căng thẳng hơn, Tống ném cả khay ấm chén nước vào người vợ. Tiếng cốc chén loảng xoảng, các mảnh vỡ tung tóe, tiếng lè nhè chửi bới của anh Tống. Chị Hân cứ loanh quanh, luẩn quẩn không chạy ra được khỏi nhà. Nghe to tiếng, ông Thanh hàng xóm chạy sang can ngăn. Anh Tống, mặt đỏ phừng phừng giọng líu lại lè nhè sặc mùi rượu.

“Nổ” liên tục...

(HBĐT) - Bác đi lại trong phòng với các bước đi bạch, bịch...Nặng chình trịch! Tay bấm điện thoại nhoay nhoáy đi vài nơi, với vẻ sốt ruột, cau có...Giọng thì cao vống lên, “tròn vành, rõ chữ”: - Tôi đã nói là chú em tôi đúng hết...Nhá. Vụ việc đó, tôi đã giải quyết rồi. Nếu anh cứ nhiều lời, tôi cho “nghỉ xơi nước”...

Tổ dân phố “3T”

(HBĐT) - Tổ dân phố 12, phường Đồng Tiến (TPHB) được bà con vui vẻ gọi là tổ 3T một cách hóm hỉnh. Trong lần gặp ông Biểu, CCB, tôi đưa câu chuyện này hỏi ông. ông xởi lởi kể: - 3T là ba ông đứng đầu tổ có tên vần T là: ông Túc, bí thư chi bộ, người luôn lãnh đạo chi bộ tổ dân phố bằng chủ trương, đường lối; ông Thắng, trưởng ban mặt trận, người vận động toàn dân hưởng ứng tích cực; ông Tác, tổ trưởng tổ dân phố là người tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục