Chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến đi điền dã.

Chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến đi điền dã.

(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...

 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Vang đậm bản sắc văn hóa, được nhận dòng sữa dân gian từ không gian sống của người Mường, Bùi Huy Vọng tự nhận mình là thế hệ hậu sinh trong chặng đường nghiên cứu VHGD Mường. Anh luôn trân trọng những thành quả của những “bậc tiền bối” và luôn cố gắng để vượt lên chính mình. Không có điều kiện theo học các trường chuyên nghiệp nhưng từ những bài viết, truyện ngắn đăng trên các ấn phẩm của tỉnh (Báo Hoà Bình, Báo Văn nghệ Hoà Bình), năm 2001, anh chính thức bước vào “ngôi nhà” VHDG ở lĩnh vực: sưu tầm, nghiên cứu VHDG Mường. Công việc âm thầm và miệt mài của Bùi Huy Vọng đã được “con mắt xanh” của các chuyên gia đầu ngành ở Trung ương Hội Văn học dân gian Việt Nam thẩm định, ghi nhận, đánh giá cao. Họ đã tin tưởng và “bắt tay” với anh cùng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Năm 2008, anh tham gia đề tài nghiên cứu (đề tài: Bản sắc văn hoá Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay và anh đã góp vào chuyên đề: Nghề dệt cổ truyền Mường và xu thế biến đổi hiện nay). Năm 2012, anh tham gia chuyên đề: Các thủ pháp diễn xướng mo Mường và phân loại mo Mường từ góc độ nghệ thuật diễn xướng (đề tài cấp Bộ: Nghệ thuật diễn xướng mo Mường của Viện nghiên cứu Văn hoá thuộc Viện KH-XH Việt Nam). ở một góc độ nào đó, các chuyên gia đầu ngành ở Trung ương và Hà Nội đã coi anh như một đầu mối “mở” vào cánh cửa văn hoá dân gian Mường... Có được sự tin tưởng đó, suốt nhiều năm qua, tranh thủ thời gian, Bùi Huy Vọng đã ngược xuôi 4 Mường “Bi, Vang, Thàng, Động”. ý thức về cội nguồn, về tầng văn hoá dân tộc Mường đã khiến anh quên đi những khó khăn của hiện tại để làm sao có được các bài viết, tác phẩm có tầm. Có thời gian là anh lên đường gặp ông mo, bà mỡi, các bậc cao niên, các xóm làng thuần chất Mường ở Lạc Sơn; ghi âm, ghi chép, chụp hình, chụp ảnh.

 

Giờ thì “lưng vốn” công trình, tác phẩm sách của hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam Bùi Huy Vọng đã phong phú, đầy đặn hơn trước nhiều. Trong 2 năm (2010-2011), 6 tập sách của anh đã được xuất bản; nhiều cuốn được giáo sư Tô Ngọc Thanh dành cho những nhận xét, đánh giá cao; nhiều cuốn được giới biên soạn, nghiên cứu chú ý như: Phong tục làm chay (tập 1), lễ hội Đình Khênh; kinh nghiệm dẫn nước nhập đồng và lịch cổ Đá Rò của người Mường. Từ năm 2006-2011, anh đã có 9 lần được giải thưởng của T.Ư Hội VNDG Việt Nam cùng 1 giải nhì, giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh giai đoạn 2001-2006. Cùng với “kênh” sách xuất bản của Hội VNDG, anh còn cộng tác viết bài cho nhiều báo, tạp chí chuyên ngành. Nhiều bài anh viết công phu như “Trồng bông, dệt vải - nghề truyền thống của người Mường”, “Dải thổ cẩm Mường trang trí theo truyền thống Đông Sơn”, lễ “kéo si” trong truyền thống của người Mường, ứng xử của người Mường thể hiện trên các công năng của ngôi nhà sàn, Một số tri thức dân gian trong ứng xử với nước của người Mường... Ngoài những tác phẩm đã đăng, đã in, anh còn 4-5 tập bản thảo khác đang chờ gửi về các nhà xuất bản và Trung ương Hội VHDG Việt Nam. Hì hục “lôi” từ kho ra các chồng bản thảo, Bùi Huy Vọng hy vọng: “Những tác phẩm này sẽ tham gia giải thưởng hàng năm của Hội Trung ương”. Xem nào,  gần 600 trang chứ ít đâu (trò chơi và đồ chơi dân gian phổ biến của người Mường; Làng Mường cổ Hoà Bình; đền Băng và các nghi lễ, tín ngưỡng dân gian...). Anh tha thiết: Tôi chỉ mong làm được các cuốn Tổng tập truyền thuyết truyện cổ dân gian dân tộc Mường Hoà Bình, từ điển tiếng Mường. Nhiều từ cổ đa nghĩa, gợi cảm, gợi hình của tiếng Mường đang mất đi trong cuộc sống đương đại mà bản thân thì sức lực có hạn. Nhưng dù sao, có sức nào vẫn phải cố sức đó không làm thì thấy “sốt ruột” lắm...

 

Vâng, quý làm sao khi ở Hoà Bình vẫn còn có người tâm huyết đối với văn hoá dân gian Mường như thế này. Nhưng một người chắc không thể thành công, nếu không có sự vào cuộc từ nhiều phía. Vậy là lại tiếp tục hy vọng...

 

 

                                                                                Văn Tưởng

 

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục