Giám đốc Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu về những hiện vật cổ quý giá đang được lưu giữ trong Bảo tàng tỉnh.

Giám đốc Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu về những hiện vật cổ quý giá đang được lưu giữ trong Bảo tàng tỉnh.

(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình, đối với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Thị Thi, công việc đã mang tới cho chị một điều vô cùng quý giá: được sống với niềm đam mê của mình. Vì đam mê văn hóa Mường, người phụ nữ quê xã Lam Điền, Chương Mỹ (Hà Nội) đó đã ăn cơm Hòa Bình, uống nước Hòa Bình và từ lâu đã trở thành một người con đích thực của xứ Mường “Đẻ đất, đẻ nước”.

 

Năm 1991, sau khi tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội, chị về công tác tại Bảo tàng tỉnh. Công việc tưởng chừng quá khô khan và già cỗi đối với một cô gái 20 tuổi nhưng với Thi, nó chất chứa những giá trị không thể đong đếm được. Thấm thoắt đã hơn 20 năm công tác. Chị đã cùng với đồng nghiệp mải miết đi tìm những hiện vật bị chìm sâu dưới lớp bụi thời gian, bóc tách những giá trị còn lẩn khuất trong từng hiện vật để cho hiện vật được cất lên tiếng nói của mình, khơi lại dòng chảy lịch sử vốn đã từng bị đứt gãy... Với chị Thi, những cổ vật đang được lưu giữ trong bảo tàng vốn chỉ tìm thấy ở xứ “Đẻ đất, đẻ nước” này, chúng như những sứ điệp của thời gian, nói đến chúng là nói đến cả một kho tàng tri thức, thể hiện sâu sắc những giá trị văn hóa đặc trưng của xứ Mường Hòa Bình.

 

Với niềm đam mê chưa bao giờ nguội lạnh, trong nhiều năm nay, hầu như chưa có một cuộc khảo cứu, thám sát, khai quật di chỉ khảo cổ hay chuyến điền dã quan trọng nào do Bảo tàng tỉnh tổ chức hoặc phối hợp tổ chức lại vắng chị Nguyễn Thị Thi. Trong các cuộc khảo cứu, khai quật các di chỉ khảo cổ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn coi chị như một chuyên gia thực thụ. Còn nhớ, năm 2010, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam á tổ chức đợt khai quật khảo cổ tại hang xóm Trại (xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn) với quy mô lớn. Trong suốt thời gian tiến hành khai quật tại di chỉ trên, chị Thi đã làm cho các chuyên gia hàng đầu ở Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam á phải ngạc nhiên, thán phục cả về trình độ, kiến thức, kỹ năng thực hành lẫn sự bền bỉ, kiên nhẫn, tỉ mẩn vốn chẳng mấy hợp với một người phụ nữ có cái dáng vẻ bên ngoài nhàn nhã như chị. Vượt lên tất cả, chị cùng các chuyên gia khảo cổ đã có một phát hiện gây chấn động giới khảo cổ học trong nước và quốc tế khi phát hiện ra lối mòn của người Việt cổ cư trú trong hang Trại cách ngày nay vào khoảng 21 - 22 nghìn năm. Không chỉ phát hiện ra lối mòn của người Việt cổ, chị cùng các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện, thu thập hàng nghìn mẫu vật mang những đặc trưng độc đáo của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Phát hiện quan trọng này thêm một lần nữa đã khẳng định một cách đầy tự hào rằng: vùng đất Hòa Bình ngày nay là một trong những cái nôi của người Việt cổ từ hàng chục nghìn năm trước.

 

Chị Nguyễn Thị Thi tâm sự: “Tình yêu với mảnh đất này đã giữ cho ngọn lửa đam mê trong tôi chưa bao giờ nguội lạnh. Bây giờ và cả sau này nữa, tôi luôn mặc định mình là một người con của đất Mường Hòa Bình. Một người con luôn trân trọng và tự hào về miền đất mẹ tuy không sinh ra tôi nhưng đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi...”.

 

                                                                                    Thu Trang

 

 

Các tin khác

Chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến đi điền dã.
Chị Nguyễn Thị Hạnh và những phần thưởng cao quý ghi nhận nỗ lực, những đóng góp của chị cho cộng đồng.
Trưởng bản, đảng viên Giàng A Páo bên chi trường mầm non Pà Khôm.

Người phụ nữ gương mẫu phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) về chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hội viên phụ nữ tiêu biểu, vừa tự tin, năng động trong công tác Hội, vừa đảm đang, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt. Chúng tôi đã đến thăm gia đình chị và thực sự cảm phục trước những nỗ lực, sáng tạo của chị trong cách bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Nhặt được của rơi, trả người đánh mất

(HBĐT) - Cô giáo Hà Thị Minh Ngát (đã nghỉ hưu) tại khu 12, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đầu tháng 11 vừa qua, khi tham gia sửa chữa nhà, cô Ngát chẳng may bị thương nặng phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị.

Người CCB gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Năm 1970, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) cùng nhiều thanh niên của quê hương hăng hái lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn 305. Năm 1971, ông được điều động tham gia chiến đấu ở Tây Ninh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1977, ông Lành được xuất ngũ trở về địa phương.

Người sỹ quan công an được nhân dân Pà Cò tin yêu

(HBĐT) - Trung tá Sùng A Chếnh, Đội trưởng đội an ninh công an huyện Mai Châu là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở bản Xà Lĩnh, Pà Cò, Mai Châu.

Chuyện về anh dân quân triệu phú

(HBĐT) - Hỏi cả thị trấn Đà Bắc hầu như ai cũng biết Trung “nhím” hay Trung “rắn”. Đó là những biệt danh mà người dân ở đây đặt và gọi anh dân quân Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

Một gia đình doanh nhân văn hóa

(HBĐT) - Một trong những tập thể và cá nhân điển hình về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phường Tân Thịnh và T.P Hòa Bình biểu dương có tên kỹ sư Nguyễn Thị Tâm, chủ doanh nghiệp Phương Huyền có trụ sở tại tổ 18 (phường Tân Thịnh) đã hiến đất để xây dựng Nhà văn hóa cho tổ dân phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục