Anh Bùi Văn Hà chăm sóc vườn nhãn của gia đình.

Anh Bùi Văn Hà chăm sóc vườn nhãn của gia đình.

(HBĐT) - Về thăm trang trại của anh Bùi Văn Hà, Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi thực sự khâm phục ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu của người thủ lĩnh thanh niên này.

 

Anh Hà sinh ra trong một gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn ở thôn Khoang, xã Sơn Thủy. Anh tham gia công tác Đoàn tại xã sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương Mỹ - Hà Tây từ năm 2002. Ngoài việc dành thời gian cho hoạt động Đoàn, anh luôn vận động đoàn viên thanh niên tham gia học tập, lao động, áp dụng KH-KT trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xung kích trong phong trào xóa đói, giảm nghèo, lập thân, lập nghiệp và mở ra nhiều mô hình trang trại làm kinh tế có hiệu quả. Anh Hà là người tiên phong trong xây dựng mô hình trang trại phát triển kinh tế tại xã.

 

Nhận thấy nhãn là loại cây ăn quả và có giá trị kinh tế cao và phù hợp với vùng đất bãi, năm 2002, anh đã bàn với gia đình xóa 2ha vườn tạp và mua trả góp 70 cây nhãn giống đem trồng. Sau 6 năm thấy cây phát triển tốt và cho thu nhập cao, đến năm 2008, anh mạnh dạn đổi 0,4 ha đất cấy 2 vụ   để lấy 0,55 ha đất bãi và tự gây giống được 250 cây nhãn đem trồng. Đến nay, tổng diện tích trồng nhãn của gia đình anh lên đến gần 1,3ha và trồng được trên 400 cây nhãn.

 

Nhãn là loại cây trồng lâu năm mới cho thu hoạch nên khi trồng anh còn trồng xen kẽ các cây họ đậu như lạc, đậu tương vừa để cải tạo đất và có thêm thu nhập để lấy ngắn nuôi dài. Những năm đầu tiên mới trồng nhãn nên chưa có thu nhập, kinh tế còn khó khăn ảnh hưởng đến việc đầu tư chăm sóc cho vườn cây. Năm 2005, anh vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH để đầu tư  mua giống, phân và thuốc trừ sâu bệnh. Sau 3 năm, vườn nhãn của anh bắt đầu cho thu hoạch, gia đình anh đã thu lãi từ 60 - 70 triệu đồng/năm.

 

Ngoài trồng nhãn, anh còn trồng thêm 1,9 ha cây keo mỗi kỳ cho thu hoạch trên 200 triệu đồng và chăn nuôi thêm gà, lợn lòi, lợn địa phương ước tính cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động trong xóm với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Năm 2012, mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi của anh Hà (trừ chi phí) đã cho thu nhập 150 triệu đồng/năm. Hiện tại, anh Hà đang tiếp tục mở rộng mô hình, chuồng trại để cung cấp sản phẩm cho thị trường và nâng cao thu nhập cho gia đình.

 

Với những cố gắng của mình, năm 2012, anh Hà đã vinh dự được T.ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của dành cho những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và xây dựng NTM.

 

 

                                                                         Ngọc Oanh

                                                               (Tỉnh Đoàn Hòa Bình)

 

 

Các tin khác

Giám đốc Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu về những hiện vật cổ quý giá đang được lưu giữ trong Bảo tàng tỉnh.
Chuẩn bị “đồ nghề” cho chuyến đi điền dã.
Chị Nguyễn Thị Hạnh và những phần thưởng cao quý ghi nhận nỗ lực, những đóng góp của chị cho cộng đồng.

Người đảng viên hiến đất xây trường ở bản Pà Khôm

(HBĐT) - Nhân dịp Tết cổ truyền của người Mông, chúng tôi cùng anh Khà A Đàng, cán bộ Văn phòng UBND xã Hang Kia (Mai Châu) đến bản Pà Khôm vui hội. Cách trụ sở UBND xã chừng hơn 3 km đường đất nhưng Pà Khôm ngày Tết đông vui, rộn ràng. Trưởng bản Giàng A Páo tất bật chuẩn bị âm li, loa đài cho buổi giao lưu văn nghệ đón xuân. Ông Páo vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về phong tục đón Tết của người Mông, những đổi thay nơi bản nhỏ. Ông cho biết: Tết năm nay bản có niềm vui lớn nhất là xây được chi trường mầm non khang trang, sạch đẹp.

Người phụ nữ gương mẫu phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) về chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hội viên phụ nữ tiêu biểu, vừa tự tin, năng động trong công tác Hội, vừa đảm đang, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt. Chúng tôi đã đến thăm gia đình chị và thực sự cảm phục trước những nỗ lực, sáng tạo của chị trong cách bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Nhặt được của rơi, trả người đánh mất

(HBĐT) - Cô giáo Hà Thị Minh Ngát (đã nghỉ hưu) tại khu 12, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đầu tháng 11 vừa qua, khi tham gia sửa chữa nhà, cô Ngát chẳng may bị thương nặng phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị.

Người CCB gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Năm 1970, nghe theo tiếng gọi của Đảng, ông Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) cùng nhiều thanh niên của quê hương hăng hái lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Tiểu đoàn đặc công của Sư đoàn 305. Năm 1971, ông được điều động tham gia chiến đấu ở Tây Ninh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1977, ông Lành được xuất ngũ trở về địa phương.

Người sỹ quan công an được nhân dân Pà Cò tin yêu

(HBĐT) - Trung tá Sùng A Chếnh, Đội trưởng đội an ninh công an huyện Mai Châu là người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở bản Xà Lĩnh, Pà Cò, Mai Châu.

Chuyện về anh dân quân triệu phú

(HBĐT) - Hỏi cả thị trấn Đà Bắc hầu như ai cũng biết Trung “nhím” hay Trung “rắn”. Đó là những biệt danh mà người dân ở đây đặt và gọi anh dân quân Dương Quốc Trung ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục