Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh (người đứng) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm  cho phụ nữ thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong).

Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh (người đứng) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở tỉnh ta không còn mặn mà với trang phục, với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, bao năm nay, nghệ nhân Bùi Thị Hạnh ở xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) mang tâm huyết của truyền cho thế hệ trẻ.

 

Đưa chúng tôi đi xem những khung cửi đang dệt thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn, bà Hạnh tâm sự: “Ngày nay, hàng may sẵn nhiều, nên nghề dệt thổ cẩm dần mai một. Việc cưới xin của người Mường cũng được đơn giản hóa, nhà trai không yêu cầu cô gái mang chăn, gối, thổ cẩm nữa và bây giờ giới trẻ cũng ít mặc váy Mường. Tôi được mẹ dạy dệt từ năm 12 tuổi nên khi lớn lên thấy mọi người ngày càng ít quan tâm đến nghề tôi xót lắm. Nhiều lúc nghĩ nếu cứ như thế này nghề dệt thổ cẩm sẽ ngày càng mai một. Do vậy tôi quyết tâm khôi phục lại nghề cho lớp  trẻ”. Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh phải mất nhiều thời gian để vận động và truyền dạy cho phụ nữ trong xóm cách dệt. Thấy bà có nghề và yêu nghề nên phòng VH-TT các huyện trong tỉnh mời về truyền dạy bà con cách dệt, có lần bà còn được mới đi dạy ở Bắc Cạn...  

Với lòng yêu nghề, sự đam mê, bà đã dạy cho nhiều người cách dệt. Lớp học của bà ít nhất là 40 người và nhiều nhất 70 người. Ngoài ra bà còn dạy cho các hộ nghèo trong xã để giúp cho các hộ có thêm thu nhập. Dù đã 66 tuổi nhưng bà vẫn quyết tâm khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Hiện tại trong nhà nghệ nhân Bùi Thị Hạnh có 6 khung dệt, ngoài thời gian dạy mọi người, bà cũng mang những đồ đã dệt như thắt lưng, khăn vuông, cạp váy ra  chợ bán và đổ buôn cho các xã ở huyện Kim Bôi. Bà chia sẻ: Mỗi tuần, tôi đi 4 phiên chợ dịp Tết, mỗi buổi chợ bán được 6 - 7 triệu đồng thổ cẩm, còn những dịp bình thường thì 2 - 3 triệu đồng, ngoài ra khách hàng còn đặt làm tại nhà, mỗi mét thổ cẩm cũng bán được 50.000 đồng.  

Trong những năm gần đây bà luôn tạo ra những sản phẩm phù  hợp với nhu cầu người dùng, bà tìm đến những làng nghề truyền thống ở các huyện  Mai Châu, Tân Lạc... để học hỏi sự sáng tạo của các nghệ nhân.  

Được sống với nghề truyền thống của dân tộc, với nghệ nhân Bùi Thị Hạnh đó là niềm tự hào và hạnh phúc khi dệt nên những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cũng góp phần truyền dạy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường không bị mai một.

  

                                                        Thanh Hoa  (TTV)  

 

Các tin khác

Gia đình em Bùi Thị Nguyệt sống trong ngôi nhà đã xuống cấp.
Ông Nguyễn Đình Thành, xóm Chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc), một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào SX – KD giỏi.
Đại úy Bùi Thị Như Quỳnh, Phó Đội trưởng Đội chứng minh nhân dân (phòng PC64) Công an tỉnh
Nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo bên chiếc chiêng gắn bó với ông từ nhiều năm nay.

Ý chí làm giàu của chàng trai dân tộc Mông Sùng A Chìa

(HBĐT) - Đến thăm nhà anh Sùng A Chìa, 35 tuổi ở xóm Xà Lĩnh (Pà Cò - Mai Châu), được chứng kiến và thán phục bởi mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh Chìa có cơ ngơi rộng đẹp không kém những gia đình người Mông khá giả khác trong vùng. Anh tâm sự: Hai vợ chồng đều làm cán bộ xã, thời gian còn lại cố gắng tăng gia sản xuất làm ra thật nhiều ngô, sắn, tích cóp vốn nuôi thêm con lợn, con gà để đổi thay cuộc sống của mình. Bà con dân bản thấy thế mới nghe, tin và học tập theo.

Tấm gương cựu chiến binh vượt khó, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Mô hình trang trại của gia đình cựu chiến binh Bùi Ngọc Nhi, 57 tuổi, tại xóm Hang Nước, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trên đồi Cù Lòi, cách KDC xóm Hang Nước gần 1 km. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là màu xanh của gần 5 ha keo lai gần 2 năm tuổi, gần 100 con lợn và 50 con dê tạo nên một bức tranh sinh động.

Người mang đến cuộc sống mới cho tổ dân phố

(HBĐT) - Tổ dân phố 15, phường Tân Thịnh (TPHB) có 100 hộ với gần 440 khẩu, trong đó, gần 40% hộ là cán bộ, công nhân sông Đà nghỉ chế độ 176 không lương và một số hộ dân khu vực lò mổ cầu Đen, phường Đồng Tiến di rời sang do sạt lở kè sông Đà. Khó khăn hơn khi các hộ dân khu sạt lở chuyển sang từ năm 1995 và 19 hộ gia đình khu thương nghiệp, giáo viên trường Sông Đà đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tâm lý còn hoang mang, chưa thực sự yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

“Nhạc cụ dân tộc là cuộc sống của tôi”

(HBĐT) - Trong không khí những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, chúng tôi có dịp trở lại xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) để gặp gỡ và trò chuyện với ông Đinh Văn Tỉnh ở xóm Đon - người có nhiều năm sưu tầm, bảo tồn những loại nhạc cụ văn hóa truyền thống của quê hương. Năm nay đã ngoài 70, tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Tỉnh vẫn khá minh mẫn. Thái độ cởi mở, cái bắt tay thật chặt cũng đủ cho chúng tôi hiểu sự đầm ấm và thân thiện của con người Mường Bi.

Người “gieo” mầm chữ trên đá

(HBĐT) - Ban đầu, chỉ với một chút ít vốn kiến thức về tiếng nói, chữ viết, văn hóa Tày, ông đã ấp ủ ước mơ đem phổ cập cho toàn cộng đồng. Để biến “ước mơ gàn” đó - như ông nói - thành hiện thực, ông giáo làng Lường Đức Chôm (xã Trung Thành, huyện Đà Bắc) đã không quản ngại khó khăn, dành trọn tâm huyết suốt 20 năm cho tìm hiểu, truyền dạy ngôn ngữ - văn hóa dân tộc Tày. Cần mẫn và chuyên tâm đi "gieo" từng hạt mầm trên đá sỏi, những gì ông làm đã có sức lan tỏa diệu kỳ, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị cao quý của văn hóa dân tộc.

Người cán bộ Đoàn tâm huyết với mô hình kinh tế VAC

(HBĐT) - 27 tuổi, vừa là cán bộ quản lý nhà văn hóa, vừa là Bí thư chi Đoàn xóm Dến, xã Mai Hịch (Mai Châu), anh Vì Văn Việt, Bí thư chi Đoàn xóm Dến được mọi người biết đến không chỉ là một cán bộ Đoàn tâm huyết, năng nổ mà còn là một tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục