Những cành quýt sai hoa hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu cho gia đình chị Ngân Thị Quế trong năm nay.

Những cành quýt sai hoa hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu cho gia đình chị Ngân Thị Quế trong năm nay.

(HBĐT) - Nhờ sự quyết tâm, ham học hỏi nên sau bao khó khăn, thử thách, gia đình chị đã thu được những mùa quả ngọt từ mô hình trồng quýt bản địa trên mảnh đất vùng cao Nam Sơn (Tân Lạc). Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn là một đảng viên năng nổ, cán bộ văn thư luôn hết mình vì công việc.

 

Người phụ nữ mà chúng tôi nhắc đến là chị Ngân Thị Quế, 35 tuổi, xóm Tớn. Hiện chị đang là cán bộ văn thư của UBND xã Nam Sơn. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn quýt của gia đình chị Quế, anh Bùi Thanh Đướng, Chủ tịch HND xã Nam Sơn cho biết: Nhờ xác định cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên đời sống của bà con nơi đây đã có nhiều đổi khác. Trồng quýt bản địa đã và đang trở thành một hướng đi đem lại nhiều tín hiệu tích cực trong công cuộc XĐ -GN của xã.

 

Mất chừng 20 phút leo đồi, chúng tôi lên đến vườn quýt của gia đình chị Quế nằm trên đồi Bương, cách KDC hơn 1 km. Trước mắt chúng tôi, hơn 400 cây quýt từ 1 đến trên chục tuổi đang đâm chồi, nảy lộc; chỗ đang nở hoa trắng cành. Chị Quế phấn khởi: “Năm nay thời tiết thuận lợi nên cây nào cũng ra nhiều hoa, hy vọng năm nay sẽ được mùa”. Nhìn những cây quýt đang vươn lên đầy sức sống và nụ cười rạng ngời của chị, ít ai biết rằng để có những thành quả như ngày hôm nay, chị cùng gia đình đã trải qua không ít khó khăn.

 

Theo lời chị kể, chị quê ở xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, Thanh Hóa), khi về làm dâu ở mảnh đất Nam Sơn, trên đồi Bương của gia đình, bố mẹ chồng đã trồng quýt xen với khoai, sắn nhưng trồng chỉ để ăn quả chứ chưa biến thành cây hàng hóa. Khắp mảnh đất Nam Sơn lúc bấy giờ, bên hiên nhà, trên rẫy, những cây quýt bản địa cành sai trĩu quả đã hiện hữu từ lâu. Chị nảy ra ý tưởng và bàn với chồng (anh Bùi Văn Đồng, Chủ tịch MTTQ xã Nam Sơn) phát triển trồng quýt, thế nhưng thời điểm này, Nam Sơn khó khăn trăm bề, đầu ra cho sản phẩm gần như là con số không. Do vậy, bố mẹ chồng đã phản đối vì trồng “cây ngô, sắn tuy năng suất không cao nhưng chắc ăn, đằng này trồng quýt chẳng ai mua”.

 

 “Không ai mua vì không ai biết đến, đi đến để tìm hiểu nên mình sẽ chủ động đưa quýt đi bán ở các chợ, vừa bán lấy tiền, vừa quảng bá cho các thương lái biết”. Với suy nghĩ đó, anh, chị không bỏ cuộc, vẫn hàng ngày miệt mài gùi phân lên đồi Bương trồng quýt. Sau mỗi năm, vườn quýt lại tăng thêm vài chục cây. Đến năm 2007, quýt bắt đầu cho thu hoạch, vợ, chồng chị hái quýt và đưa đi bán ở chợ huyện. Giá lúc này tuy chỉ giao động từ 5.000 - 6.000 đồng /kg nhưng so với ngô, khoai, sắn vẫn cao hơn hẳn và khoản thu gần 20 triệu đồng lúc bấy giờ như ngầm khẳng định việc chọn quýt làm bạn đồng hành trong phát triển kinh tế của gia đình chị là đúng đắn. Từ năm 2012, vườn quýt đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị, đặc biệt năm 2013 thu được 120 triệu đồng. Vụ vừa rồi, tuy mất mùa do thời tiết khắc nghiệt nhưng giá quýt tăng nên gia đình chị vẫn thu được trên 50 triệu đồng. Nhìn những cây quýt hoa nở trắng cành như bây giờ, chị tin tưởng: “Vụ này chắc được mùa như năm 2013”.

 

Ngoài trồng quýt, chị còn phát triển chăn nuôi với hơn 200 con gà, 4 con trâu và gần 40 con lợn /năm. Nhờ vậy, khoản thu nhập từ chăn nuôi cũng được trên 50 triệu đồng / năm. Đó là những khoản thu giúp gia đình chị ổn định về kinh tế.

 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, hoàn thành tốt công việc xã hội, chị còn là một tấm gương về nuôi dạy con cái. Hai đứa con Bùi Chí Mạnh (lớp 7) và Bùi Minh Chiến (lớp 2) năm nào cũng đạt học sinh khá, giỏi. Bản thân chị, với những đóng góp và thành quả đó cũng nhận được nhiều giấy khen của Hội Phụ nữ, các ban, ngành. Chị là một tấm gương sáng nơi mảnh đất Nam Sơn đang từng ngày chuyển mình trong sắc xanh ấm no của quýt trên những triền đồi ngút ngàn.

 

 

Cao Viết Đào

(Lớp Báo in K31A1 - HV BC&TT)

 

Các tin khác

Đại tá Bùi Văn Minh  theo dõi quá trình chăm sóc lợn thịt qua hệ thống mạng.
Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh (người đứng) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm  cho phụ nữ thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong).
Gia đình em Bùi Thị Nguyệt sống trong ngôi nhà đã xuống cấp.
Ông Nguyễn Đình Thành, xóm Chùa, xã Tử Nê (Tân Lạc), một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào SX – KD giỏi.

Nữ cán bộ công an tận tụy với công việc

(HBĐT) - Đại úy Bùi Thị Như Quỳnh (ảnh), Phó Đội trưởng Đội chứng minh nhân dân (phòng PC64) Công an tỉnh là cán bộ trẻ luôn tận tâm với công việc. Chị có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp làm việc, rút ngắn thời gian cấp chứng minh nhân dân cho người dân.

Người “giữ hồn” chiêng Mường

(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Nếu ví những ông mo là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường thì những nghệ nhân cồng chiêng cũng được ví như những người “giữ hồn” chiêng Mường. Gắn bó với “nghiệp” cồng chiêng gần 40 năm, nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) là một trong ít những người có kiến thức sâu rộng và ý thức giữ gìn, phát triển loại nhạc cụ độc đáo này trong đời sống hiện đại.

Ý chí làm giàu của chàng trai dân tộc Mông Sùng A Chìa

(HBĐT) - Đến thăm nhà anh Sùng A Chìa, 35 tuổi ở xóm Xà Lĩnh (Pà Cò - Mai Châu), được chứng kiến và thán phục bởi mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh Chìa có cơ ngơi rộng đẹp không kém những gia đình người Mông khá giả khác trong vùng. Anh tâm sự: Hai vợ chồng đều làm cán bộ xã, thời gian còn lại cố gắng tăng gia sản xuất làm ra thật nhiều ngô, sắn, tích cóp vốn nuôi thêm con lợn, con gà để đổi thay cuộc sống của mình. Bà con dân bản thấy thế mới nghe, tin và học tập theo.

Tấm gương cựu chiến binh vượt khó, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Mô hình trang trại của gia đình cựu chiến binh Bùi Ngọc Nhi, 57 tuổi, tại xóm Hang Nước, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trên đồi Cù Lòi, cách KDC xóm Hang Nước gần 1 km. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là màu xanh của gần 5 ha keo lai gần 2 năm tuổi, gần 100 con lợn và 50 con dê tạo nên một bức tranh sinh động.

Người mang đến cuộc sống mới cho tổ dân phố

(HBĐT) - Tổ dân phố 15, phường Tân Thịnh (TPHB) có 100 hộ với gần 440 khẩu, trong đó, gần 40% hộ là cán bộ, công nhân sông Đà nghỉ chế độ 176 không lương và một số hộ dân khu vực lò mổ cầu Đen, phường Đồng Tiến di rời sang do sạt lở kè sông Đà. Khó khăn hơn khi các hộ dân khu sạt lở chuyển sang từ năm 1995 và 19 hộ gia đình khu thương nghiệp, giáo viên trường Sông Đà đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tâm lý còn hoang mang, chưa thực sự yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.

“Nhạc cụ dân tộc là cuộc sống của tôi”

(HBĐT) - Trong không khí những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, chúng tôi có dịp trở lại xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) để gặp gỡ và trò chuyện với ông Đinh Văn Tỉnh ở xóm Đon - người có nhiều năm sưu tầm, bảo tồn những loại nhạc cụ văn hóa truyền thống của quê hương. Năm nay đã ngoài 70, tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Tỉnh vẫn khá minh mẫn. Thái độ cởi mở, cái bắt tay thật chặt cũng đủ cho chúng tôi hiểu sự đầm ấm và thân thiện của con người Mường Bi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục