Chị Nguyễn Thị Thinh chăm sóc đàn lợn của gia đình.
(HBĐT) - Khi chúng tôi hỏi đường đến nhà chị Nguyễn Thị Thinh, chi hội phó chi hội phụ nữ xóm Tiên Hội, xã Tân Thành (Lương Sơn), bà con nơi đây ai cũng biết. Cái tên Thinh - Long cách gọi thân mật này là tên ghép của 2 vợ chồng chị. Chị Thinh sinh năm 1975, đã có gần 5 năm làm chi hội phó chi hội PN. Hội viên trong chi hội đều đánh giá chị là một cán bộ phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Theo chị Thinh, là cán bộ PN, ngoài chăm lo gia đình yên ấm, cần gương mẫu học hỏi các mô hình để phát triển kinh tế gia đình. Trước đây, chị đã được đi học lớp tập huấn về mô hình VAC. Chị đầu tư vốn nuôi lợn. Lúc đầu chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi thất bại trong chăn nuôi. Do vậy, khi có chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật, chị đều tham gia để bổ sung kiến thức chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho đàn lợn. Hiện nay, gia đình chị nuôi 30 con lợn thịt và 1 con lợn nái, mỗi lần xuất chuồng cho thu nhập 30 - 40 triệu đồng. Gia đình chị cũng là một trong những hộ thực hiện mô hình VAC đầu tiên trong xóm. Tận dụng phế thải để chăn nuôi có thu nhập 6 - 7 triệu đồng/năm và dùng bioga để làm nhiên liệu cho việc đun nấu và thắp sáng. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng hơn 1 ha cây keo. Vừa qua, rừng keo đã cho khai thác với thu nhập khoảng 20 - 30 triệu đồng. Có vốn, chị đầu tư mở cửa hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu bà con hàng xóm. Mới đây, chị còn đầu tư mở thêm cửa hàng sửa chữa xe máy, máy nông cụ cho con trai và chồng để tăng thu nhập. Hiện nay, kinh tế gia đình chị đã ổn định. Mô hình phát triển kinh tế của chị được nhiều hộ trong xóm và chị em phụ nữ học tập.
Với sự năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế và các phong trào của HPN, chị và gia đình đã được UBND xã tặng nhiều giấy khen...; Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn tặng giấy khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 - 2010...
Bằng lời nói và hành động cụ thể, chị Nguyễn Thị Thinh luôn được chị em PN tin tưởng, ủng hộ trong việc triển khai hoạt động công tác Hội. Chị xứng đáng là người PN cán bộ Hội “Giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Nguyễn Thị Hồng
(SV thực tập K9, lớp BC9E)
(HBĐT) - Tại Đại hội Thi đua yêu nước huyện Tân Lạc lần thứ IV, giai đoạn 2010 – 2014 tổ chức vào trung tuần tháng 1 vừa qua, ông Nguyễn Đình Thành ở xóm Chùa, xã Tử Nê vinh dự là một trong 68 tập thể, hộ gia đình được UBND huyện tặng giấy khen do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Thành tích này ông có được nhờ những nỗ lực vượt khó trong lao động, sản xuất - kinh doanh, làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho hàng chục lao động.
(HBĐT) - Đại úy Bùi Thị Như Quỳnh (ảnh), Phó Đội trưởng Đội chứng minh nhân dân (phòng PC64) Công an tỉnh là cán bộ trẻ luôn tận tâm với công việc. Chị có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp làm việc, rút ngắn thời gian cấp chứng minh nhân dân cho người dân.
(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Nếu ví những ông mo là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường thì những nghệ nhân cồng chiêng cũng được ví như những người “giữ hồn” chiêng Mường. Gắn bó với “nghiệp” cồng chiêng gần 40 năm, nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) là một trong ít những người có kiến thức sâu rộng và ý thức giữ gìn, phát triển loại nhạc cụ độc đáo này trong đời sống hiện đại.
(HBĐT) - Đến thăm nhà anh Sùng A Chìa, 35 tuổi ở xóm Xà Lĩnh (Pà Cò - Mai Châu), được chứng kiến và thán phục bởi mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh Chìa có cơ ngơi rộng đẹp không kém những gia đình người Mông khá giả khác trong vùng. Anh tâm sự: Hai vợ chồng đều làm cán bộ xã, thời gian còn lại cố gắng tăng gia sản xuất làm ra thật nhiều ngô, sắn, tích cóp vốn nuôi thêm con lợn, con gà để đổi thay cuộc sống của mình. Bà con dân bản thấy thế mới nghe, tin và học tập theo.
(HBĐT) - Mô hình trang trại của gia đình cựu chiến binh Bùi Ngọc Nhi, 57 tuổi, tại xóm Hang Nước, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trên đồi Cù Lòi, cách KDC xóm Hang Nước gần 1 km. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là màu xanh của gần 5 ha keo lai gần 2 năm tuổi, gần 100 con lợn và 50 con dê tạo nên một bức tranh sinh động.
(HBĐT) - Tổ dân phố 15, phường Tân Thịnh (TPHB) có 100 hộ với gần 440 khẩu, trong đó, gần 40% hộ là cán bộ, công nhân sông Đà nghỉ chế độ 176 không lương và một số hộ dân khu vực lò mổ cầu Đen, phường Đồng Tiến di rời sang do sạt lở kè sông Đà. Khó khăn hơn khi các hộ dân khu sạt lở chuyển sang từ năm 1995 và 19 hộ gia đình khu thương nghiệp, giáo viên trường Sông Đà đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên tâm lý còn hoang mang, chưa thực sự yên tâm phát triển kinh tế, xây dựng, sửa chữa nhà cửa.