Anh Mùa A Đùa tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền, vận động, hành động vì cuộc sống cộng đồng tại địa phương.

Anh Mùa A Đùa tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền, vận động, hành động vì cuộc sống cộng đồng tại địa phương.

(HBĐT) - Là người con của đồng bào dân tộc Mông, sinh ra và trưởng thành ở xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu), anh Mùa A Đùa là một thanh niên có tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Anh được xã cử đi học lớp trung cấp lý luận chính trị, hành chính khi trở về anh được ĐV -TN tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư Đoàn xã Pà Cò.

 

Chứng kiến thực tế của xã từ lâu điểm “nóng” về sử dụng và buôn bán ma túy, đồng thời cũng là khu vực vẫn xảy ra tình trạng tảo hôn, trong đó, lực lượng ĐV -TN chiếm 1/3 lao động trong xã, là nhóm đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi các tai - tệ nạn xã hội. Là một cán bộ Đoàn cơ sở, anh Đùa luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao giúp ĐV -TN chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giữ vững an ninh nông thôn trên địa bàn. Từ suy nghĩ đó trong các buổi họp BCH Đoàn xã cùng với các chi Đoàn cơ sở, anh luôn đưa ra nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng tổ chức Đoàn, thu hút ĐV -TN tham gia. Đồng thời, anh không ngại vất vả xuống các hộ gia đình có ĐV -TN tuyên truyền, vận động.

 

Thời gian qua, anh Đùa cùng với 151 ĐV -TN trong xã luôn tham gia các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng sôi nổi như hiến máu nhân đạo, phòng - chống lũ bão, vệ sinh môi trường, xây nhà nhân ái, tuyên truyền kỹ năng sống cho thanh niên, vì sức khỏe của nhân dân, vì người nghèo. Đặc biệt là giúp đỡ ĐV -TN lập thân, lập nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề phù hợp như chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và phát triển các nghề thêu, dệt thổ cẩm, kinh doanh hàng hóa tại chợ phiên xã Pà Cò... tạo việc làm tại chỗ, hạn chế tình trạng đi lao động, làm ăn xa quê hương. Những hoạt động có sự đóng góp của anh Mùa A Đùa đã góp phần hạn chế các tai - TNXH xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt là đối với ĐV -TN trong xã, nâng cao ý thức về xây dựng gia đình  theo pháp luật, xóa bỏ tình trạng tảo hôn, được cấp ủy Đảng, chính quyền, Đoàn, Hội cấp trên đánh giá cao.

 

Từ những cố gắng không ngừng của bản thân, anh Mùa A Đùa đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp bộ Đoàn. Năm 2013, anh vinh dự được đại diện cho thanh niên của tỉnh nhận giải thưởng “Thanh niên DTTS tiêu biểu toàn quốc” do T.ư Đoàn tổ chức.

     

 

                                                                    Hoàng Huy

 

 

Các tin khác

Chị Nguyễn Thị Thinh chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Những cành quýt sai hoa hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu cho gia đình chị Ngân Thị Quế trong năm nay.
Đại tá Bùi Văn Minh  theo dõi quá trình chăm sóc lợn thịt qua hệ thống mạng.
Nghệ nhân Bùi Thị Hạnh (người đứng) truyền dạy nghề dệt thổ cẩm  cho phụ nữ thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong).

Vươn lên bằng nghị lực

(HBĐT) - Không phải ai từ lúc sinh ra cũng được hưởng trọn niềm vui và hạnh phúc, được chở che, thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ. Nhưng điều quan trọng là trong hoàn cảnh nghèo khó, họ biết vươn lên bằng nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Em Bùi Thị Nguyệt, học sinh lớp 8, trường THCS xã Kim Truy (Kim Bôi) là một trong những tấm gương như thế.

Người nông dân tiêu biểu ở xóm Chùa

(HBĐT) - Tại Đại hội Thi đua yêu nước huyện Tân Lạc lần thứ IV, giai đoạn 2010 – 2014 tổ chức vào trung tuần tháng 1 vừa qua, ông Nguyễn Đình Thành ở xóm Chùa, xã Tử Nê vinh dự là một trong 68 tập thể, hộ gia đình được UBND huyện tặng giấy khen do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Thành tích này ông có được nhờ những nỗ lực vượt khó trong lao động, sản xuất - kinh doanh, làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Nữ cán bộ công an tận tụy với công việc

(HBĐT) - Đại úy Bùi Thị Như Quỳnh (ảnh), Phó Đội trưởng Đội chứng minh nhân dân (phòng PC64) Công an tỉnh là cán bộ trẻ luôn tận tâm với công việc. Chị có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp làm việc, rút ngắn thời gian cấp chứng minh nhân dân cho người dân.

Người “giữ hồn” chiêng Mường

(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Nếu ví những ông mo là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường thì những nghệ nhân cồng chiêng cũng được ví như những người “giữ hồn” chiêng Mường. Gắn bó với “nghiệp” cồng chiêng gần 40 năm, nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) là một trong ít những người có kiến thức sâu rộng và ý thức giữ gìn, phát triển loại nhạc cụ độc đáo này trong đời sống hiện đại.

Ý chí làm giàu của chàng trai dân tộc Mông Sùng A Chìa

(HBĐT) - Đến thăm nhà anh Sùng A Chìa, 35 tuổi ở xóm Xà Lĩnh (Pà Cò - Mai Châu), được chứng kiến và thán phục bởi mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh Chìa có cơ ngơi rộng đẹp không kém những gia đình người Mông khá giả khác trong vùng. Anh tâm sự: Hai vợ chồng đều làm cán bộ xã, thời gian còn lại cố gắng tăng gia sản xuất làm ra thật nhiều ngô, sắn, tích cóp vốn nuôi thêm con lợn, con gà để đổi thay cuộc sống của mình. Bà con dân bản thấy thế mới nghe, tin và học tập theo.

Tấm gương cựu chiến binh vượt khó, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Mô hình trang trại của gia đình cựu chiến binh Bùi Ngọc Nhi, 57 tuổi, tại xóm Hang Nước, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trên đồi Cù Lòi, cách KDC xóm Hang Nước gần 1 km. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là màu xanh của gần 5 ha keo lai gần 2 năm tuổi, gần 100 con lợn và 50 con dê tạo nên một bức tranh sinh động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục