Trần Minh Sáng, học sinh lớp 6A1 (THCS Cửu Long, thị trấn Lương Sơn - Lương Sơn) chia sẻ niềm vui với các thầy, cô giáo về kết quả các cuộc thi toán cấp toàn quốc vừa qua.

Trần Minh Sáng, học sinh lớp 6A1 (THCS Cửu Long, thị trấn Lương Sơn - Lương Sơn) chia sẻ niềm vui với các thầy, cô giáo về kết quả các cuộc thi toán cấp toàn quốc vừa qua.

(HBĐT) - Năm 2015, khi đã là học sinh lớp 6A1, trường THCS Cửu Long (huyện Lương Sơn), Trần Minh Sáng vẫn không quên kỷ niệm đẹp: Hè năm 2014, trong 1 ngày, em có đến 3 giấy mời tới 3 địa điểm khác nhau để nhận giấy khen, phần thưởng.

 

Tại Vĩnh Phúc, Bộ GD&ĐT khen thưởng cho tấm huy chương bạc toàn quốc kỳ thi giải toán trên In-tơ-nét. UBND huyện khen thưởng cho hàng loạt giải thưởng (giải nhất môn toán lớp 5 cấp tỉnh, giải nhất kỳ thi giải toán qua mạng cấp tỉnh và giải nhì cấp quốc gia). Huyện uỷ trao giấy khen vì có thành tích tốt trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” huyện Lương Sơn, giai đoạn 2011-2014. Niềm vui tràn ngập trong lòng cậu bé lớp 5 và bài phát biểu của em tại lễ khen thưởng học sinh huyện năm vừa qua khiến nhiều người cảm phục...  

Sáng từng được biết đến là cậu bé tinh nhanh, sớm biết đọc, biết viết. Năm 4 tuổi, ông nội sửng sốt khi thấy cháu mình đứng đằng sau đọc to tít bài báo ông đang cầm trên tay “Vương quốc tôm hùm”. Rồi cậu khiến cả nhà tròn xoe mắt khi em đọc một lèo hết bài báo đó. Hoá ra, khi đi học mẫu giáo, em đã tỏ là một cậu bé ham học hỏi, ham ghép vần, say mê với những chữ cái. Dù con, cháu mình thông minh và ham hiểu biết nhưng ông bà, bố mẹ cũng chỉ nhìn nhận cháu như bao trẻ em khác và không để con cháu mình gánh trên vai chuyện học hành quá mức. Thậm chí vào các năm học ở bậc tiểu học, dù là học sinh giỏi nhưng em không hề đi học thêm, giờ giấc học hành, vui chơi, giải trí không có nhiều khác biệt so với bạn bè. Nhưng gia đình hết sức yên tâm khi em luôn thể hiện là một học sinh chăm ngoan, biết nghe lời cha mẹ; tự giác học hành. Ngoan và chăm chỉ đã đành, em còn là một học sinh giỏi và có niềm say mê đối với môn toán. Được gia đình quan tâm, em dần bộc lộ tốt những tố chất của học sinh có năng khiếu. Cuối năm lớp 4, đầu năm lớp 5, khi Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi toán trên In-tơ-nét, em hào hứng khi được làm quen với cách thi này và đáp ứng tốt yêu cầu của 1 thí sinh thi trên mạng đó là cần giải toán nhanh, chính xác. Năm lớp 5 vừa qua, 2 cuộc thi ở cấp huyện (giao lưu học sinh giỏi và giải toán trên mạng) em chỉ đoạt giải nhì, thì 2 cuộc thi ở cấp tỉnh Trần Minh Sáng đều đoạt giải nhất. Đây là “tấm vé” để em đến với cuộc đua tài trên mạng cấp toàn quốc năm 2014 và đoạt huy chương bạc. Sau kỳ thi này, cùng kỳ thi chọn đội tuyển (đạt 97,5/100 điểm) em đã được Sở GD&ĐT tỉnh chọn là 1 trong 6 học sinh tiểu học của tỉnh tham dự Hội thi Toán tuổi thơ toàn quốc tại Đắk Lắk. Lần đầu cùng mẹ, các thầy cô giáo vào Tây Nguyên thi tài cùng hàng trăm học sinh khác, Sáng đã hoàn thành xuất sắc 15 câu trắc nghiệm cùng 1 bài tự luận để lần thứ 2 đoạt huy chương bạc cấp toàn quốc. Đây cũng là thành tích tốt nhất của đoàn Hoà Bình tại hội thi này. Những kết quả khởi đầu tốt đẹp này thực sự là một động lực quan trọng để Trần Minh Sáng nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn trong học tập, rèn luyện.          

 

                                                                            Bùi Văn

 

 

Các tin khác

Anh Mùa A Đùa tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền, vận động, hành động vì cuộc sống cộng đồng tại địa phương.
Chị Nguyễn Thị Thinh chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Những cành quýt sai hoa hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu cho gia đình chị Ngân Thị Quế trong năm nay.
Đại tá Bùi Văn Minh  theo dõi quá trình chăm sóc lợn thịt qua hệ thống mạng.

Người phụ nữ tâm huyết giữ gìn bản sắc văn hóa Mường

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở tỉnh ta không còn mặn mà với trang phục, với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, bao năm nay, nghệ nhân Bùi Thị Hạnh ở xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) mang tâm huyết của truyền cho thế hệ trẻ.

Vươn lên bằng nghị lực

(HBĐT) - Không phải ai từ lúc sinh ra cũng được hưởng trọn niềm vui và hạnh phúc, được chở che, thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha, mẹ. Nhưng điều quan trọng là trong hoàn cảnh nghèo khó, họ biết vươn lên bằng nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Em Bùi Thị Nguyệt, học sinh lớp 8, trường THCS xã Kim Truy (Kim Bôi) là một trong những tấm gương như thế.

Người nông dân tiêu biểu ở xóm Chùa

(HBĐT) - Tại Đại hội Thi đua yêu nước huyện Tân Lạc lần thứ IV, giai đoạn 2010 – 2014 tổ chức vào trung tuần tháng 1 vừa qua, ông Nguyễn Đình Thành ở xóm Chùa, xã Tử Nê vinh dự là một trong 68 tập thể, hộ gia đình được UBND huyện tặng giấy khen do có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Thành tích này ông có được nhờ những nỗ lực vượt khó trong lao động, sản xuất - kinh doanh, làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Nữ cán bộ công an tận tụy với công việc

(HBĐT) - Đại úy Bùi Thị Như Quỳnh (ảnh), Phó Đội trưởng Đội chứng minh nhân dân (phòng PC64) Công an tỉnh là cán bộ trẻ luôn tận tâm với công việc. Chị có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp làm việc, rút ngắn thời gian cấp chứng minh nhân dân cho người dân.

Người “giữ hồn” chiêng Mường

(HBĐT) - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn thuần là nhạc cụ mà đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Nếu ví những ông mo là người “giữ lửa” cho dân tộc Mường thì những nghệ nhân cồng chiêng cũng được ví như những người “giữ hồn” chiêng Mường. Gắn bó với “nghiệp” cồng chiêng gần 40 năm, nghệ nhân Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) là một trong ít những người có kiến thức sâu rộng và ý thức giữ gìn, phát triển loại nhạc cụ độc đáo này trong đời sống hiện đại.

Ý chí làm giàu của chàng trai dân tộc Mông Sùng A Chìa

(HBĐT) - Đến thăm nhà anh Sùng A Chìa, 35 tuổi ở xóm Xà Lĩnh (Pà Cò - Mai Châu), được chứng kiến và thán phục bởi mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng anh Chìa có cơ ngơi rộng đẹp không kém những gia đình người Mông khá giả khác trong vùng. Anh tâm sự: Hai vợ chồng đều làm cán bộ xã, thời gian còn lại cố gắng tăng gia sản xuất làm ra thật nhiều ngô, sắn, tích cóp vốn nuôi thêm con lợn, con gà để đổi thay cuộc sống của mình. Bà con dân bản thấy thế mới nghe, tin và học tập theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục