Ngành GD - ĐT huyện Lạc Sơn đưa chiêng Mường vào các hoạt động ngoại khóa góp phần bảo tồn nền văn hóa dân tộc.

Ngành GD - ĐT huyện Lạc Sơn đưa chiêng Mường vào các hoạt động ngoại khóa góp phần bảo tồn nền văn hóa dân tộc.

(HBĐT) - Thực trạng kiểm kê cho thấy, người Mường có tới 36 lễ hội lớn và nhiều lễ hội nhỏ. Trong đó có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc chiêng, vì vậy đã tạo nên một không gian văn hoá chiêng độc đáo. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống dần mai một, đến nay không còn được tổ chức. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, vào đầu những năm 90, thế kỷ XX, ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, nhân dân còn giữ được trên 4.000 chiếc chiêng Hơ và chiêng Nay (chiêng Xưa và chiêng Nay). Vì hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn (trong những năm 1976 - 1990), rất nhiều gia đình đã phải bán những chiếc chiêng cổ quý giá. Từ sau năm 1990 đến nay, kho tàng chiêng quý của người Mường đã mất mát, “chảy máu” nhiều hơn nữa. Số chiêng bị bán đi nhiều nhất lại là chiêng Hơ - những chiếc chiêng quý giá nhất, có giá trị cao về âm nhạc và kinh tế.

 

Thực trạng chiêng của người Mường “chảy máu” tăng nhanh theo cơ chế thị trường. Giá trị kinh tế của chiêng ngày càng gia tăng kích thích người săn tìm buôn bán kiếm lời. Một số người muốn sưu tập và chơi đồ cổ dẫn đến số lượng chiêng, đặc biệt là những chiếc chiêng Hơ quý giá vơi đi rất nhanh. Trong khi người dân lại chưa có nhận thức đầy đủ về giá trị của chiêng cũng như văn hóa chiêng. Các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức đến việc sưu tầm, quản lý, bảo tồn di sản văn hóa nên chiêng bị buôn bán, phân tán, trôi nổi trên thị trường. Chính quyền các cấp chưa có giải pháp phù hợp hỗ trợ, giúp đỡ người dân giữ gìn, bảo tồn, phát huy, phát triển giá trị của chiêng cũng như âm nhạc chiêng vận dụng vào đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân. Trong những năm gần đây, được sự tuyên truyền, vận động và hỗ trợ của Nhà nước về thiết chế văn hóa, kinh phí hoạt động cùng với ý thức tự giác đóng góp của nhân dân, phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở cũng phát triển mạnh mẽ, trong đó có nhiều đội chiêng tự phát được thành lập. Một số lớp truyền dạy chiêng Mường cho thế hệ trẻ ở các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc và thành phố Hoà Bình được tổ chức. Vai trò của chiêng, dàn chiêng đã được sử dụng trong không gian mái nhà sàn dân tộc Mường thông qua các lễ thức, phong tục tập quán, tín ngưỡng...

 

Từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, âm nhạc chiêng tuy được phát triển về quy mô trình tấu, trình diễn bước đầu mở rộng về giai điệu, hoà thanh mang hơi thở thời đại mới, song tiếc thay số lượng chiêng và giàn chiêng, không gian văn hoá chiêng Mường đã bị thu hẹp về nhiều mặt. Tuổi thơ của trẻ nhỏ không còn được nghe những tiếng chiêng gọi mẹ. Ngày xuân các gia đình vẫn luyến tiếc hội sắc bùa, ước mong những lời chúc phúc, cầu may đầu xuân. Một số nơi vẫn sử dụng tiếng chiêng canh hơi, tiễn biệt nhưng rời rạc và không còn sức mạnh linh thiêng thấu đến cõi lòng. Một số bản nhạc chiêng cổ truyền cũng bị mai một, lãng quên hoặc xé ra rồi phát triển vô lối làm biến dạng vốn âm nhạc đặc sắc quý giá của âm nhạc chiêng Mường.

 

Kế thừa, phát huy không gian văn hoá chiêng Mường Hòa Bình với nguyên tắc “gạn đục khơi trong”, chọn lọc những giá trị có thể làm đẹp, làm giàu, làm tốt hơn với giá trị cao hơn góp sức xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá dân tộc. Tỉnh ta đã và đang triển khai các biện pháp để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể như: Từ năm 2010, Sở VH - TT&DL đã tiến hành kiểm kê số lượng chiêng trong địa bàn tỉnh. Năm 2012, 2013, 2014, Sở tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của người Mường trên địa bàn tỉnh. Năm 2014, Sở kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Chiêng Mường. Năm 2013, 2014, Sở đã nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các làn điệu chiêng cổ của người Mường Hòa Bình. Năm 2014, Hội đồng chuyên ngành cấp tỉnh xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất năm 2015 đã tạo điều kiện và hỗ trợ nghệ nhân Chiêng Mường xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Mới đây nhất, cùng với mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường của tỉnh được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để di sản chiêng Mường được bè bạn trong và ngoài nước biết tới, góp phần bảo tồn các giá trị của nền văn hóa Hòa Bình giàu bản sắc.

 

                                                               

                                                                            H.L (TH)

 

Các tin khác

Hệ thống hang động phong phú ở Hòa Bình từng là nơi sinh sống của người Hòa Bình thời tiền sử.  ảnh: Một góc hang núi Đầu Rồng (Cao Phong).
Đội chiêng xã Dũng Phong (Cao Phong) thường xuyên   biểu diễn trong các ngày lễ, hội trên địa bàn huyện và tỉnh.
Đồng bào các dân tộc tỉnh ta luôn sát cánh bên nhau trong công cuộc  xây dựng và phát triển tỉnh nhà ngày giàu đẹp hơn.
Các hang động ở tỉnh đã và đang được khai thác đúng hướng, trở thành điểm đến thăm quan, du lịch của du khách gần xa.  ảnh: Hang Đầu Rồng của huyện Cao Phong. ảnh: p.v

Bài 1: Khái lược về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm tái lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội chiêng Mường lần thứ II. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình tổng hợp, khái lược, giới thiệu về Dư địa chí tỉnh Hòa Bình nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, cuộc sống, con người Hòa Bình trong chặng đường phát triển đã qua và hôm nay.

Bài 4: Kết cấu của dàn chiêng và trang phục trình diễn chiêng Mường

(HBĐT) - Trải qua hàng ngàn năm phát triển và định hình một dàn chiêng (gọi là phường sắc bùa của người Mường), phải có từ 4, 5, 7, 9 chiếc; hoàn chỉnh bộ phải đủ 12 chiếc. Ngoài ý nghĩa âm nhạc, dàn chiêng 12 chiếc còn được quan niệm của sự biểu hiện cho 12 tháng trong một năm. Dàn chiêng được chia đều ra làm ba bộ: Bộ chiêng Dàm còn gọi là chiêng Khầm có kích thước lớn thuộc âm khu trầm nhất trong dàn. Bộ chiêng Bồng còn gọi là chiêng Đục bồng, chiêng Bòng beng, thuộc âm khu trung trong dàn. Bộ chiêng Tlé còn gọi là chiêng Chót, chiêng Poóng, chiêng Đón, chiêng Lắc, thuộc âm khu cao nhất trong dàn.

 Quá trình chế tác và sản xuất chiêng Mường

(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...

Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016; Căn cứ Quyết định số 157 /QĐ-UBND ngày 27/1/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình năm 2016 về việc thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học-nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015; Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục