Đội chiêng xã Dũng Phong (Cao Phong) thường xuyên   biểu diễn trong các ngày lễ, hội trên địa bàn huyện và tỉnh.

Đội chiêng xã Dũng Phong (Cao Phong) thường xuyên biểu diễn trong các ngày lễ, hội trên địa bàn huyện và tỉnh.

(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.

 

Trống đồng Đông Sơn và chiêng bằng đồng đã ra đời cách ngày nay khoảng trên dưới 2000 năm từ thời người Việt cổ (Việt - Mường) còn chung một gốc, nói chung một thứ tiếng đã chế tác, sáng tạo, sở hữu kho tàng trống đồng, chiêng cùng với nó là những bản nhạc, phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc, trống đồng, văn hóa âm nhạc chiêng. Đầu thế kỷ XXI, ở tỉnh, nhân dân còn lưu giữ, sở hữu hàng trăm trống đồng và gần 1 vạn chiếc chiêng.  

âm nhạc chiêng - không gian văn hóa chiêng của dân tộc Mường hình thành, phát triển liên tục, bền vững. âm nhạc chiêng với sự phát triển cả về số lượng các loại chiêng, tổ chức dàn chiêng, những bản nhạc chiêng sắc bùa, phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc chiêng ngày càng được mở rộng. Đi sâu, bám rễ vào cuộc sống, trở thành một không gian rộng lớn, thiêng liêng  đối với từng cá thể, thành viên và cả cộng đồng dân tộc. âm nhạc chiêng Mường đã trở thành những giá trị văn hóa, một báu vật, một tài sản đồ sộ, kiệt tác văn hóa truyền khẩu của dân tộc Mường. Chiêng là loại nhạc cụ với phương thức trình tấu,  trình diễn truyền thống đặc sắc không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người và cả cộng đồng dân tộc Mường. Giá trị của chiêng, âm nhạc chiêng còn là huyết thống của từng gia đình và cả cộng đồng dân tộc.  

Từ năm 1945 - 1975, do phải cùng nhân dân cả nước huy động sức người, sức của cho cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Mường cũng như nhân dân cả nước không có điều kiện để tổ chức, duy trì các loại hình sinh hoạt văn hóa. Từ khi đổi mới đất nước, các mặt KT-XH, đời sống phát triển nhanh, quan hệ giữa người với người, sự giao lưu, biến cải văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày một gia tăng nhanh, góp sức vào sự phát triển văn hóa và tăng nhanh vị thế đất nước nhưng sự tiếp thu có một số mặt chưa được chọn lọc đã góp phần tạo nên bước hẫng, suy thoái văn hóa âm nhạc chiêng. 

Thực hiện chủ trương “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành những chính sách và đầu tư cho nhiệm vụ bảo tồn - phát huy - kế thừa - phát triển nền văn hóa dân tộc, trong đó, luôn nhấn mạnh đến giá trị, vị trí và tính cấp thiết bảo tồn, phát huy văn hóa âm nhạc chiêng - không gian văn hóa chiêng Mường nhằm củng cố sự trường tồn của văn hóa dân tộc. Vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các cơ quan văn hóa đã huy  động được sự đầu tư lớn của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân thực hiện sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng bảo tồn, phát huy được nhiều hình thức, nội dung các bản nhạc chiêng, dàn chiêng sắc bùa của người Mường Hòa Bình. Từ năm 2000 đến nay đã dàn dựng được trên 10 chương trình lễ hội lớn, huy động hàng nghìn nghệ nhân và hàng nghìn chiếc chiêng trình tấu, trình diễn âm nhạc chiêng tại trung tâm thành phố Hòa Bình, phục vụ nhân dân, du khách ở các tỉnh, thành phố và quốc tế đến tham dự lễ hội. Chiêng Mường thuộc dòng văn hóa dân gian do tập thể nhân dân sáng tác, trình diễn và trình tấu trong không gian đường làng, không gian lễ hội, trên đồng ruộng, núi rừng, trong làng xóm, đình, chùa, quảng trường, sân vận động lan tỏa trên một không gian rộng lớn. âm nhạc chiêng được bảo tồn, phát huy, kế thừa phát triển bền vững suốt chiều dài lịch sử dân tộc. 

Chiêng và âm nhạc chiêng Mường đã trở thành sức mạnh tiềm ẩn trong tâm hồn, tâm thức, là ngôn ngữ giao tiếp xã hội, giao tiếp với trời, đất, thần linh... được cả cộng đồng dân tộc yêu quý, trân trọng  giữ gìn và phát huy. Những phương thức  trình tấu, trình diễn hay, chuẩn mực của âm nhạc chiêng Mường đã trở thành giá trị văn hóa, vật báu, một di sản văn hóa đồ sộ, vô giá của người Mường. âm nhạc và dàn chiêng có vị trí và giá trị quan trọng góp sức tạo nên nền Văn hóa Hòa Bình giàu bản sắc.

Bài 8: Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường và Biện pháp bảo vệ

                                                     Hương Lan (TH)

 

Các tin khác

Đồng bào các dân tộc tỉnh ta luôn sát cánh bên nhau trong công cuộc  xây dựng và phát triển tỉnh nhà ngày giàu đẹp hơn.
Các hang động ở tỉnh đã và đang được khai thác đúng hướng, trở thành điểm đến thăm quan, du lịch của du khách gần xa.  ảnh: Hang Đầu Rồng của huyện Cao Phong. ảnh: p.v
Trong cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63,3%, gắn với văn hóa chiêng Mường đặc sắc.

Bài 4: Kết cấu của dàn chiêng và trang phục trình diễn chiêng Mường

(HBĐT) - Trải qua hàng ngàn năm phát triển và định hình một dàn chiêng (gọi là phường sắc bùa của người Mường), phải có từ 4, 5, 7, 9 chiếc; hoàn chỉnh bộ phải đủ 12 chiếc. Ngoài ý nghĩa âm nhạc, dàn chiêng 12 chiếc còn được quan niệm của sự biểu hiện cho 12 tháng trong một năm. Dàn chiêng được chia đều ra làm ba bộ: Bộ chiêng Dàm còn gọi là chiêng Khầm có kích thước lớn thuộc âm khu trầm nhất trong dàn. Bộ chiêng Bồng còn gọi là chiêng Đục bồng, chiêng Bòng beng, thuộc âm khu trung trong dàn. Bộ chiêng Tlé còn gọi là chiêng Chót, chiêng Poóng, chiêng Đón, chiêng Lắc, thuộc âm khu cao nhất trong dàn.

 Quá trình chế tác và sản xuất chiêng Mường

(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...

Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016; Căn cứ Quyết định số 157 /QĐ-UBND ngày 27/1/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình năm 2016 về việc thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học-nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015; Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 như sau:

Dấu ấn liên hoan chiêng Mường ngành GD&ĐT Lạc Sơn

(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình  “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục