Trang phục trình diễn chiêng của người Mường Hòa Bình.

Trang phục trình diễn chiêng của người Mường Hòa Bình.

(HBĐT) - Trải qua hàng ngàn năm phát triển và định hình một dàn chiêng (gọi là phường sắc bùa của người Mường), phải có từ 4, 5, 7, 9 chiếc; hoàn chỉnh bộ phải đủ 12 chiếc. Ngoài ý nghĩa âm nhạc, dàn chiêng 12 chiếc còn được quan niệm của sự biểu hiện cho 12 tháng trong một năm. Dàn chiêng được chia đều ra làm ba bộ: Bộ chiêng Dàm còn gọi là chiêng Khầm có kích thước lớn thuộc âm khu trầm nhất trong dàn. Bộ chiêng Bồng còn gọi là chiêng Đục bồng, chiêng Bòng beng, thuộc âm khu trung trong dàn. Bộ chiêng Tlé còn gọi là chiêng Chót, chiêng Poóng, chiêng Đón, chiêng Lắc, thuộc âm khu cao nhất trong dàn.

Dàn chiêng đông nhất, lớn nhất với 12 chiếc chiêng, trong đó có 4 chiêng Dàm, 4 chiêng Bồng, 4 chiêng Tlé. Cùng với việc đúc chiêng, sáng tác được các bản nhạc chiêng, tổ chức được các dàn chiêng sắc bùa, một phương thức đánh chiêng, trình tấu âm nhạc cồng chiêng phù hợp với tâm lý, tính cách đặc trưng Mường là rất quan trọng.

 

Từ đánh đơn lẻ đến hòa tấu theo các dàn chiêng sắc bùa 4 chiếc, 5 chiếc, 7 chiếc, 9 chiếc và 12 chiếc. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI  người Mường đã sử dụng tới trên 1.000 nghệ nhân với phương thức hòa tấu, diễn tấu trên 1.000 chiếc chiêng. âm nhạc sôi động, giai điệu, hòa thanh chuẩn mực. Động tác, đội hình chuyển động thướt tha giàu mỹ cảm. Phương thức hòa tấu, trình tấu âm nhạc cồng chiêng theo dàn (mỗi nhạc công cầm 1 chiếc chiêng vừa mang tính gia đình, vừa mang tính cộng đồng dân tộc). Khi nền sản xuất của cải vật chất xã hội phát triển, trí tuệ, tình cảm phát triển cao hơn thì âm nhạc chiêng và không gian văn hoá chiêng cũng được thể hiện mạnh mẽ sâu sắc và với phương thức trình diễn linh hoạt, cởi mở từ dàn chiêng nhỏ đã được phát triển lên những dàn chiêng hoành tráng, phối hợp với nhiều hình thức văn hoá - nghệ thuật khác tạo một nền âm nhạc, không gian văn hóa chiêng đương đại.

 

Ngoài giá trị vật chất, nghệ thuật, chiêng dân tộc Mường có sự độc đáo riêng biệt ở cách đánh, luật định đến sự thể hiện tinh tế, tính chất gắn kết cộng đồng với giai điệu trầm hùng, triết lý, trữ tình được đúc kết từ âm hưởng của thiên nhiên, muông thú... xuất phát từ những tín hiệu, đến kết cấu của các bài chiêng cổ, dần được phát triển theo thời gian... ăn sâu vào từng con người, cộng đồng. Có một điều đặc biệt nếu là người con của dân tộc Mường biết đánh chiêng thì ai cũng có thể tham gia những bài chiêng của cộng đồng dân tộc mình, điều này khác với các dàn chiêng của dân tộc khác.

 

 Chúng tôi cũng xin giới thiệu một số nét tiêu biểu, trang phục các nghệ nhân trình diễn chiêng của người Mường Hòa Bình. Đối với trang phục, nữ giới thường mặc váy màu đen hoặc xanh, cạp váy thổ cẩm màu nâu, đỏ dệt hình nổi hoa văn dân tộc và những hình con rồng, phượng, hoa lá rất đặc sắc. Bên trong mặc yếm đỏ, áo pắn (áo ngắn) màu trắng, xanh, vàng, hồng hoặc đỏ. áo xẻ ngực cài khuy. Thắt lưng xanh màu thiên thanh hoặc vàng, phía trước bụng đeo một  chùm dây xà tích bằng bạc lấp lánh. Chít đầu bằng khăn trắng, chiếc khăn tượng trưng của lòng chung thủy. Một số nghệ nhân, đặc biệt là nghệ nhân đánh giai điệu còn mặc ra ngoài một tấm áo dài xẻ ngực màu vàng hoặc màu hồng. Bộ trang phục nền nã, thướt tha và sang trọng. Trang phục của nam giới thường mặc quần màu nâu hoặc màu trắng, áo xẻ ngực hoặc cài khuy sang bên phải. Thắt lưng màu xanh hoặc không thắt lưng, đầu chít khăn màu xanh. Một số phường bùa lại sử dụng quần trắng, áo the màu đen, khăn xếp đội đầu. Những nghệ nhân nhảy múa, diễn kịch câm, trang phục cách điệu theo nhân vật nhiều khi độc đáo, ngộ nghĩnh, vui khỏe.

(Còn nữa)

 

                                                                        

 

                                                                              Hương Lan (TH)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người cao tuổi xã Trung Bì (Kim Bôi) luyện tập đánh chiêng  để biểu diễn trong những ngày lễ, Tết.  ảnh: P.V
Không có hình ảnh
Một tiết mục đặc sắc trong liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình  “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;

 

Cuộc thi Sáng tác biểu trưng huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.

Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình, năm 2016 về tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình năm 2016;

Cuộc thi ảnh thời sự nghệ thuật tỉnh Hòa Bình Chủ đề: “Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 về việc tổ chức các hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình, năm 2016.

Các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016

(HBĐT) - Đầu tháng 4/2015, UBND tỉnh, Ban tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và các sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan đã tổ chức phát động các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016. Báo Hòa Bình đăng tải các nội dung liên quan đến thể lệ, quy chế các cuộc thi như sau:

Lễ kéo si của người Mường ở xã Bình Thanh

(HBDT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) vẫn giữ nét thanh bình của một làng Mường với những giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống thể hiện đạo lý, tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn cao đẹp. Một trong những nghi lễ độc đáo đó là “Lễ kéo si” – Lễ cầu sức khỏe cho người già.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục