Trong cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63,3%, gắn với văn hóa chiêng Mường đặc sắc.

Trong cộng đồng các dân tộc ở Hòa Bình, đồng bào dân tộc Mường chiếm 63,3%, gắn với văn hóa chiêng Mường đặc sắc.

(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm tái lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội chiêng Mường lần thứ II. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình tổng hợp, khái lược, giới thiệu về Dư địa chí tỉnh Hòa Bình nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, cuộc sống, con người Hòa Bình trong chặng đường phát triển đã qua và hôm nay.

 

Tỉnh Hòa Bình có bề dày lịch sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, được nhân loại biết đến. Hòa Bình ở vị trí có ý nghĩa chiến lược của Bắc Bộ; là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc; là bản lề giữa đồng bằng Bắc Bộ, khu IV cũ với Tây Bắc, Việt Bắc; có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển KT-XH...

 

Đến nay, Hoà Bình có diện tích tự nhiên 4.596 km2, dân số trên 83 vạn người, có 10 huyện và 1 thành phố (huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Cao Phong và thành phố Hoà Bình). Tỉnh lỵ của Hoà Bình là thành phố Hoà Bình. Theo thống  kê, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc  chủ yếu cùng chung sống lâu đời, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; tiếp đến là các dân tộc Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa và các dân tộc khác... Hòa Bình là tỉnh miền núi, ở phía Tây Bắc của Tổ quốc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc và vùng núi thấp nằm ở phía đông nam. Tỉnh ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đêù với các sông lớn như : Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi...

 

Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22/6/1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh Mường có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ; tỉnh lỵ  đặt tại Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ. Đến tháng 11/1886 chuyển về xã Phương Lâm. Tháng 4/1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm do công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc Châu, Yên Châu và Phù Yên Châu cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10/1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).

 

Ngày 5/9/1896, tỉnh lỵ tỉnh Mường chính thức được chuyển về đóng tại xã Hòa Bình, phía bờ trái sông Đà, đối diện với Phương Lâm. Từ đó, tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hòa Bình với 4 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà. Huyện Lạc Thủy lúc này thuộc châu Lạc Sơn, đến năm 1908 chuyển về tỉnh Hà Nam. Từ đó, địa gới hành chính cơ bản ổn định. Đến tháng 5/1953, huyện Lạc Thủy cùng một số xã thuộc Nho Quan, Ninh Bình chuyển về tỉnh Hòa Bình.

Từ năm 1950, các châu được đổi thành huyện và các đơn vị hành chính huyện của tỉnh Hòa Bình có sự thay đổi: ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía bắc sông Đà và Mai Châu ở phía nam sông Đà. Ngày 15/10/1957, huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc. Ngày 17/4/1959, huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi. Ngày 17/8/1964, huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.

 

Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V đã ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Hòa Bình với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó, tỉnh Hòa Bình có diện tích 4.697 km với dân số 670.000 người gồm 10 đơn vị hành chính: 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.

 

Tháng 12/2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong. Ngày 27/10/2006, thị xã Hòa Bình trở thành đô thị loại III với tên gọi là thành phố Hòa Bình

 

Từ ngày 14/7/2009, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung đều nằm ở phía bắc của huyện Lương Sơn được tách ra và sát nhập vào thành phố Hà Nội. Tới thời điểm này, tỉnh Hòa Bình có 11 huyện, thành phố, với 210 xã, phường, thị trấn.

(còn nữa)

Bài 2: Sơ bộ về địa lý Hòa Bình

 

                                                                         Bùi Văn (TH)

 

 

Các tin khác

Trang phục trình diễn chiêng của người Mường Hòa Bình.
Không có hình ảnh
Người cao tuổi xã Trung Bì (Kim Bôi) luyện tập đánh chiêng  để biểu diễn trong những ngày lễ, Tết.  ảnh: P.V
Không có hình ảnh

Dấu ấn liên hoan chiêng Mường ngành GD&ĐT Lạc Sơn

(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình  “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;

 

Cuộc thi Sáng tác biểu trưng huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.

Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình, năm 2016 về tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình năm 2016;

Cuộc thi ảnh thời sự nghệ thuật tỉnh Hòa Bình Chủ đề: “Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 về việc tổ chức các hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình, năm 2016.

Các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016

(HBĐT) - Đầu tháng 4/2015, UBND tỉnh, Ban tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và các sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan đã tổ chức phát động các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016. Báo Hòa Bình đăng tải các nội dung liên quan đến thể lệ, quy chế các cuộc thi như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục