Người cao tuổi xã Trung Bì (Kim Bôi) luyện tập đánh chiêng  để biểu diễn trong những ngày lễ, Tết.  ảnh: P.V

Người cao tuổi xã Trung Bì (Kim Bôi) luyện tập đánh chiêng để biểu diễn trong những ngày lễ, Tết. ảnh: P.V

(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...

 

Khi nhu cầu thưởng thức âm nhạc và nghệ thuật âm nhạc không ngừng được nâng cao, những chiếc chiêng to, nhỏ đảm nhiệm chức năng cung bậc, âm thanh cao, trung, trầm trong hòa tấu, diễn tấu. Từ đó hình thành và định hình những giàn chiêng. Nhân dân, các gia đình có điều kiện đều mua về, sở hữu từ 1 - 2, 3 bộ chiêng. Việc chế tác chiêng Mường chưa có di chỉ khảo cổ nào được phát hiện ra dấu vết của việc đúc và chế tác chiêng hơ và nay tại Hòa Bình cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học về chế tác chiêng của người Mường. Nhưng dựa vào tài liệu sưu tầm trong dân gian, trong đó có bài hát Thường rang - một bài dân ca phổ biến của người Mường đã khẳng định:   Xưa kia, người ta cũng tiến hành đúc chiêng, thợ đúc gồm có thợ người Mường và thợ người Kinh ở xuôi lên, có cả việc trao đổi, buôn bán chiêng giữa vùng này và vùng khác. 

Có nhiều cách phân biệt chiêng dân tộc Mường của nhiều tác giả, nhưng tựu chung lại dân tộc Mường có 2 loại chiêng: Chiêng có núm và chiêng không có núm. Chiêng lại được phân biệt theo niên đại tuổi thọ làm hai loại  chiêng hơ và chiêng nay. Loại chiêng hơ được chế tác theo 2 kỹ thuật khác nhau: Loại 1 được đúc bằng đồng nấu chảy đổ vào khuôn. Đó là những chiếc chiêng được đúc một khuôn đều có kích thước, hình dáng giống nhau. Loại chiêng này mỏng, nhẹ cân, mặt mịn, màu sắc hơi đậm có nhiều chấm nhỏ và đường chỉ nhỏ lấp lánh ánh vàng.  Loại 2 được gò bằng tay để tạo nên chiếc chiêng như ý. Do gò bằng búa, vồ hoặc chày nện những chiếc chiêng được tạo ra thường có hình dáng khác nhau. Loại chiêng này dầy gấp rưỡi những chiếc chiêng đúc, mặt chiêng không nhẵn, có nhiều vảy gờ, hình dáng khum khum nhìn hơi thô. Cả hai loại chiêng gò và chiêng đúc đều có âm chuẩn như nhau.  Loại chiêng nay được chế tác muộn hơn. Chiêng nay xuất hiện ở vùng người Mường Hòa Bình với số lượng càng ngày càng nhiều. Chiêng nay được đúc bằng đồng đỏ, có màu đỏ nhạt, mặt chiêng không nhẵn bóng như chiêng hơ. Nhiều chiếc nổi vảy, mụn và gờ li ti theo chiều dọc từ vành ngoài vào vú chiêng. Chiêng được chế tác chủ yếu là nguyên liệu đồng đỏ không pha những loại kim loại quý hiếm như: vàng, bạc, đồng đen. âm thanh, độ rung, độ vang, độ ấm đều kém chiêng hơ. Giá trị kinh tế cũng thấp hơn chiêng hơ rất nhiều lần.  

Chiêng không có núm hiện nay, số lượng loại chiêng này còn được bảo lưu không nhiều và cũng ít được sử dụng. Qua điều tra chỉ phát hiện thấy vùng Lạc Thuỷ còn một số đội văn nghệ còn dùng, số còn lại chủ yếu được cất giữ tại các gia đình và một số trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Chiêng không núm có đường kính trung bình: Loại nhỏ nhất có đường kính rộng 0,15 m. Loại lớn nhất có đường kính rộng 0,37 m thành mở rộng ra ngoài không thu vào như thành chiêng. Loại chiêng không múm được cấu tạo bằng, được chế tác bằng đồng đỏ không pha vàng, bạc, đồng đen như chiêng hơ. Chiêng có màu đồng nhạt, âm thanh bẹt, nhòe, độ phát tán rộng, độ rung tỏa theo vòng tròn, âm thanh thô thiếu độ tinh tế sâu lắng. Trước đây, chiêng không núm được sử dụng đơn lẻ từng chiếc một, không kết cấu vào giàn vào bộ, chiêng không núm được sử dụng trong một số lễ thức như: Rước thánh thần và trong tang ma, săn bắt thú rừng, đánh đuổi ma tà, giặc giã. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, người Mường rất ít sử dụng loại chiêng này. Năm 1977, nhân dân xã Bình Cảng (Lạc Sơn) phát hiện được chiếc chiêng rất đặc biệt. Chiêng cấu tạo dáng thoai thoải từ tâm núm ra ngoài, vành to nhất ở ngoài cùng. Đường kính 40,5 cm, thành hơi loe, chiêng được đúc bằng đồng đỏ, vành ngoài cùng của chiêng rộng 4 mm, trên vành ngoài có 2 núm để buộc dây xách chiêng. Chính giữa tâm là núm chiêng nhỏ hơn chiêng bình thường có âm trầm nhất, 3 âm cao, âm trung và âm trầm nằm trên vành thứ nhất, được bố trí thành hình tam giác cân. Chiếc chiêng đã bị thủng một lỗ dài 2 mm, rộng 1 mm ở vành ngoài cùng, chiêng rè không chuẩn âm nên khó xác định quãng âm của chiêng. Chiêng có ký hiệu là chiêng 4 âm. Mã số HB.4171 hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.  

(Còn nữa)  

                                                                          HL (TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một tiết mục đặc sắc trong liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016

(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình, năm 2016 về tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình năm 2016;

Cuộc thi ảnh thời sự nghệ thuật tỉnh Hòa Bình Chủ đề: “Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 về việc tổ chức các hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình, năm 2016.

Các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016

(HBĐT) - Đầu tháng 4/2015, UBND tỉnh, Ban tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh và các sở, ban, ngành đoàn thể hữu quan đã tổ chức phát động các cuộc thi chào mừng lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016. Báo Hòa Bình đăng tải các nội dung liên quan đến thể lệ, quy chế các cuộc thi như sau:

Lễ kéo si của người Mường ở xã Bình Thanh

(HBDT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) vẫn giữ nét thanh bình của một làng Mường với những giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống thể hiện đạo lý, tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn cao đẹp. Một trong những nghi lễ độc đáo đó là “Lễ kéo si” – Lễ cầu sức khỏe cho người già.

Thờ đá - Nét nhân văn trong tín ngưỡng, đời sống của người Mường

(HBĐT) - Không gian thờ cúng linh thiêng, đậm chất huyền bí là những đặc trưng dễ nhận thấy trong tín ngưỡng thờ cúng của người Mường ở Hòa Bình. Trong đó, đáng chú ý nhất là tín ngưỡng thờ đá. Sống gắn bó với đá, khi về với Mường Ma, những phiến đá mồ như chiếc gối vĩnh hằng của người đã khuất...

Bánh uôi - ẩm thực độc đáo

(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục