Đồng bào các dân tộc tỉnh ta luôn sát cánh bên nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà ngày giàu đẹp hơn.
(HBĐT)- Hòa Bình là một trong các tỉnh phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4/1999, trên địa bàn tỉnh có 15 dân tộc sinh sống. Trong đó, đông nhất là các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông...
Hiện nay, theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc chính cùng chung sống lâu đời (trong tổng số trên 83 vạn dân), đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Kinh chiếm 27,73%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; các dân tộc khác chiếm 1,18%. Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước, đồng bào các dân tộc tỉnh ta luôn đoàn kết, chịu thương chịu khó, có ý chí phấn đấu vươn lên trong phát triển KT-XH. Đồng thời, mỗi dân tộc đều thể hiện được nét bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc và hấp dẫn trên đất Hòa Bình...
Dựa trên những kết quả của nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, khảo cổ học, dân tộc học, các nhà nghiên cứu đã nhận định dân tộc Mường và dân tộc Việt trước đây mấy ngàn năm có chung một tổ tiên là người Lạc Việt, chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ ở Việt Nam. Hoà Bình bao đời là quê hương của người Mường. Người Mường sống rải khắp các huyện, thành phố trong tỉnh nhưng tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, độ cao trung bình 300 m, nơi mà trước kia các trung tâm trù phú nhất của người Mường ở Hòa Bình với những cái tên như: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.
Trong hoạt động kinh tế, từ bao đời nay, người Mường sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Tập quán trồng lúa nước thâm nhập vào tín ngưỡng của người Mường. Trong đời sống văn hoá, người Mường vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố truyền thống, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nhiều giá trị nghệ thuật, văn hoá của dân tộc Mường như dân ca, chiêng, mo, sử thi Đẻ đất - đẻ nước... vẫn lưu giữ và được đánh giá cao. Ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường đã có phần mai một. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nơi trong tỉnh như Lạc Sơn, Tân Lạc... người Mường đang phục dựng nhà sàn bằng vật liệu mới (bê tông thay cho nhà gỗ trước kia). Đồng bào dân tộc Mường luôn đồng hành cùng các dân tộc tỉnh nhà trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Hiện nay, đồng bào dân tộc Mường cùng các dân tộc anh em nỗ lực xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, phát triển.
Người Kinh đến Hòa Bình rải rác vào nhiều thời điểm khác nhau. Trong đó có 2 thời điểm quan trọng nhất là từ nửa sau thế kỷ XVIII và những năm 60 của thế kỷ trước thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận. Hiện nay, đồng bào Kinh chiếm 27,73% trong tổng số trên 83 vạn dân toàn tỉnh. Trong sản xuất và đời sống, người Kinh ở Hòa Bình không có sự khác biệt lớn với người Kinh ở đồng bằng sông Hồng. Trong đời sống văn hóa, người Kinh ở Hòa Bình cũng giữ được nét truyền thống người Kinh của cả nước. Dân tộc Kinh sống trải khắp 11 huyện, thành phố, nhưng tập trung nhất ở thành phố Hòa Bình, huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn. Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa mở rộng, người dân tộc Kinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã đến làm ăn, sinh sống ở Hòa Bình.
Dân tộc Thái chiếm gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong đó, có trên 96% dân số cư trú ở huyện Mai Châu, thuộc ngành Thái Trắng. Người Thái chủ yếu là cư dân nông nghiệp. Về mặt tổ chức xã hội, người Thái sống định cư, cư trú thành bản ở các thung lũng màu mỡ, ven sông, suối và các cánh đồng giữa núi. Bên cạnh các ngành nghề khác, người Thái còn biết trồng bông, nuôi tằm, dệt vải, dệt thổ cẩm. Người Thái ở Mai Châu vẫn còn gắn bó với ngôi nhà sàn và giữ được bản sắc văn hóa truyền thống như lễ hội Xên mường - Xên bản, múa xòe. Nhiều bản làng người Thái đang hướng tới phát triển văn hóa du lịch cộng đồng. Nhiều bản Thái được du khách gần xa đến tham quan, du lịch như: Bản Lác (Chiềng Châu), bản Văn, Poom Cọong (thị trấn Mai Châu), bản Nhót (Nà Phòn) cùng các làng bản ở Mai Hạ, Mai Hịch...
Người Tày ở Hòa Bình cư trú tập trung ở huyện Đà Bắc. Theo số liệu thống kê trước đây, huyện Đà Bắc có 48.775 người thì dân tộc Tày chiếm 40,6 % dân số toàn huyện và chiếm 99,44% dân số người Tày của toàn tỉnh. Khu vực cư trú của người Tày nằm trên các xã vùng cao. Tại huyện Đà Bắc, người Tày cư trú tập trung ở một số xã như: Tân Minh, Tân Pheo, Trung Thành, Đoàn Kết, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Mường Tuổng, Suối Nánh, Đồng Nghê... Người Tày sinh sống chủ yếu dựa vào nghề nông; quần tụ thành các làng bản ở ven đường, dưới chân núi, ven sông, suối và các thung lũng. Người Tày cũng có kinh nghiệm trồng lúa nước và trồng ngô, khoai, sắn như người Thái và người Kinh và tạo ra cho dân tộc mình một đặc trưng riêng trong hoạt động sản xuất, đó là kinh nghiệm sản xuất, khai thác các thung lũng hẹp; cách thức ứng xử và sử dụng nguồn nước chảy. Dân tộc Tày có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nhà ở của người Tày Đà Bắc đa số là nhà sàn gỗ, lợp tranh hoặc cọ.
Người dân tộc Dao (có Dao quần chẹt và Dao Tiền) cư trú tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, tập trung ở các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Cao Phong, Kỳ Sơn, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Theo thống kê, người Dao chiếm 1,7% dân số toàn tỉnh. Người Dao trước đây có cuộc sống du canh, du cư. Nay, nhờ chính sách định cư, định canh của Đảng, Nhà nước, cuộc sống người Dao đã ổn định và từng bước đi lên. Người Dao vẫn giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình, như phong tục cấp sắc, tết Nhảy, duy trì học chữ cổ trong gia đình, dòng họ...
Người Mông tỉnh ta tập trung nhất tại 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu). Người Mông vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa của mình (trang phục, kiến trúc nhà ở, nghề rèn, ngôn ngữ, tết Mông cùng các lễ hội, âm nhạc - khèn Mông...). Trước đây, cuộc sống người Mông có nhiều khó khăn, nhưng nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước, người Mông dần tiếp cận những tiến bộ của KH-KT, nhiều người đã vươn lên có trình độ ĐH, CĐ. Sự nghiệp giáo dục, y tế nơi đây đã có nhiều khởi sắc...
Mỗi dân tộc ở tỉnh ta đều có một nét văn hóa riêng, độc đáo, đó cũng chính là điều kiện quan trọng để Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống.
(Còn nữa)
Bài 4: Hòa Bình thời kỳ tiền sử
Bùi Văn (TH)
(HBĐT) - Từ buổi sơ khai, người Mường đã tìm ra và biết chế tác những chiếc chiêng bằng đất, những chiếc chiêng pháo bằng tre, nứa đến những chiếc chiêng đúc, chiêng gò bằng đồng được sử dụng đánh để gọi nhau, báo lệnh, săn đuổi thú rừng, cướp bóc, giặc giã và lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo...
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016; Căn cứ Quyết định số 157 /QĐ-UBND ngày 27/1/2016 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình năm 2016 về việc thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học-nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015; Hội đồng xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng văn học - nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 như sau:
(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình. Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình - 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016”;
(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.