(HBĐT) - Thời điểm tái lập tỉnh, công tác lao động, người có công và xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: năng suất lao động của các thành phần kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đối tượng diện bảo trợ xã hội lớn. Đời sống nhân dân và các đối tượng chính sách xã hội trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác cứu trợ thường xuyên, đột xuất, cứu đói giáp hạt hàng năm.

 

Sau tái lập tỉnh, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng và thực hiện khá hiệu quả. Từ năm 1991 đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm trong nước cho khoảng 10.000 - 16.000 người/năm, xuất khẩu lao động được trên 10.000 người. Thực hiện chế độ mất việc làm “hậu sông Đà” cho 4.000 công nhân tham gia xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình; cho vay 25 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để tạo việc làm cho 12.000 người. Hỗ trợ cho lao động nghỉ và chuyển việc do đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trên 8.000 người. Thị trường lao động được củng cố và phát triển, tần suất hội chợ việc làm và các phiên giao dịch việc làm được tăng lên. Đến năm 2016, số người tham gia hoạt động kinh tế toàn tỉnh khoảng 497.000 người, chiếm 60% dân số, tăng 6,4% so với năm 1999; có gần 30.000 lao động đang làm việc trong 2.000 doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tiếp tục có sự chuyển biến theo hướng tích cực, lao động ngành nông nghiệp giảm còn 67%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm còn 3,7%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đạt 86%, tăng 18% so với năm 1995.

 

Công tác dạy nghề được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 36 cơ sở giáo dục dạy nghề, gồm: 3 trường cao đẳng nghề; 1 trường trung cấp nghề; 10 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện; 4 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể và 18 cơ sở khác có dạy nghề. Từ năm 2010 đến nay có trên 16.000 lao động được học nghề/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề   tăng từ 29% năm 2010 lên 48% năm 2016.

 

 Tỉnh chú trọng thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo và vùng nghèo như: Tín dụng, GD&ĐT, BHYT, hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật. Hằng năm đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho các hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm khá nhanh, từ năm 2010 - 2015 từ 31,51% giảm còn 12,26%, bình quân mỗi năm giảm 3,85%. Năm 2016, phấn đấu hạ tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều xuống dưới 21,5%.

 

Công tác thương binh, liệt sĩ được đặc biệt quan tâm, có bước phát triển mới về chất. Trong giai đoạn 1991-2000, trên cơ sở 2 Pháp lệnh, tỉnh ta đã đề nghị phong tặng, truy tặng 64 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trợ cấp 1 lần cho trên 25.000 người được tặng Huân, Huy chương kháng chiến; trợ cấp hàng tháng cho 9.000 người, suy tôn 120 liệt sĩ, công nhận 300 thương binh; đón 95 thương binh nặng về nuôi dưỡng tại gia đình. Xây mới 300 nhà tình nghĩa, sửa chữa 1.400 nhà; tặng 5.000 sổ tiết kiệm; trồng, chăm sóc 1.100 vườn cây ăn quả tình nghĩa; huy động 20.000 ngày công tình nghĩa/năm để giúp sức người có công. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh ta phong tặng, truy tặng 114 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; giải quyết chế độ hàng tháng cho trên 4.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học và trên 1.000 người có công và thân nhân. Hằng năm, vận động quỹ đền ơn - đáp nghĩa đạt trên 5 tỷ đồng. Từ năm 2010-2016 đã trao tặng 1.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 700 triệu đồng. Hỗ trợ xây mới 318 nhà tình nghĩa, trị giá trên 12 tỷ đồng, sửa chữa 361 nhà, trị giá trên 6,4 tỷ đồng. Đặc biệt, không còn hộ người có công ở nhà tạm; 98,4% gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình so với dân cư trên cùng địa bàn; 206/210 xã, phường, thị trấn làm tốt công tác người có công. Công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người có công có sự tiến bộ rõ rệt, từ năm 2009 đến nay đã có trên 6.500 lượt người có công được điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công huyện Kim Bôi. Xây dựng mới 6 đền thờ liệt sĩ cấp huyện, 81 nhà bia ghi tên liệt sỹ cấp xã, nâng cấp 15 nghĩa trang liệt sĩ.

 

 Xây dựng và triển khai có hiệu các đề án, kế hoạch về phát triển nghề công tác xã hội; chăm sóc người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; hỗ trợ người khuyết tật; chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi. Trong 25 năm qua, thực hiện  chính sách trợ giúp xã hội, chi trả trợ cấp hàng tháng cho trên 20.000 đối tượng xã hội; tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung trên 200 đối tượng xã hội. Thực hiện chế độ trợ cấp xã hội tại cộng đồng cho 2.500 người; tìm mái ấm gia đình cho gần 1.000 cháu mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt.

Chú trọng thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em như: Quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia... Đến năm 2016, toàn tỉnh có 83% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp; 60,5% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT, Quỹ bảo trợ trẻ em được quan tâm xây dựng. 

 

 Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai tại các trung tâm, gia đình và cộng đồng; tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về, trẻ em bị xâm hại tình dục. Từ năm 1991 đến nay, đã có 14.500 lượt người được cai nghiện tập trung; trên 1.140 người được hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng; thực hiện quản lý sau cai tại trung tâm và cộng đồng. Năm 2016 đã duy trì được 73 xã, phường không có tệ nạn ma túy, 163 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm.

 

                                                                   

                                                                 Vũ Tùng (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bài 14: Tỉnh Hòa Bình với những nhiệm vụ mới trong giai đoạn 1954 - 1965

(HBĐT) - Sau hiệp định Giơ ne vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn 1954 - 1965, tỉnh Hòa Bình không ngừng củng cố chính quyền nhân dân, ổn định đời sống, khôi phục và phát triển KT -XH. Cùng miền Bắc là hậu phương vững chắc cho miền Nam.

Bài 12: Giáo dục và đào tạo không ngừng đổi mới, phát triển

(HBĐT) - Sau 25 tái lập tỉnh, GD&ĐT tỉnh ta đã không ngừng đổi mới, phát triển và đạt được những thành tích đáng kể. Bộ mặt các nhà trường khang trang, sạch đẹp. Quy mô trường, lớp phát triển phù hợp, huy động tối đa trẻ em đến trường học tập. Chất lượng GD &ĐT được nâng lên rõ rệt. Công tác phổ cập giáo dục đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, chăm lo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GD &ĐT.

Bài 13: Hòa Bình trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình đã giải phóng thị xã Hòa Bình và một vùng lãnh thổ rộng khoảng 1.000 km2 với 2 vạn dân. Tuy vậy, đoạn đường 21, vùng chợ Bến vẫn bị giặc chiếm đóng. Như vậy, trên địa bàn Hòa Bình vừa có vùng giải phóng rộng lớn, vừa có một khu vực nhỏ đang bị địch chiếm đóng.

Đã có gần 30.000 bài dự thi tìm hiểu lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tính đến hết ngày 31/8, BTC cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016” đã nhận được 29.885 bài dự thi.

 Bài 10: Hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính - viễn thông phát triển nhanh

(HBĐT) - Thời kỳ mới tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh ta nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nhiều huyện không có đường thông về tỉnh, nhiều thị trấn huyện không nhận được báo trong ngày. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT), bưu chính- viễn thông phát triển nhanh, phủ kín toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Bài 12: Tỉnh Hòa Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với liên khu III, liên khu IV và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp 2 lần đánh chiếm Hòa Bình và cả 2 lần đều bị đánh bật khỏi Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục