(HBĐT) - Giai đoạn này, đất nước đứng trước tình hình: cả nước có chiến tranh, dù hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc. Tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 3/1965): “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”; nhiệm vụ được đặt ra là: Tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại”.
Nhạy bén với tình hình thời cuộc, được sự định hướng của T.ư, tỉnh ta tiếp tục xây dựng KT -XH, vừa sản xuất, vừa chiến đấu và động viên sức người, sức của chi viện cho đồng bào miền
Đầu năm 1965, Hòa Bình bổ sung thêm quân thường trực tỉnh, thành lập thêm 5 đại đội. Quân chủ lực được trang bị pháo 37 ly. Toàn tỉnh có 94 trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Sau việc máy bay phản lực Mỹ bắn rốc két xuống Ngọc Lương (Yên Thủy) đầu tháng 5/1965, lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu của tỉnh ta đã được tăng cường. Toàn tỉnh thành lập 250 đội cấp cứu, 183 đội tải thương, 2.489 túi thuốc phòng không nhân dân, 250 tổ hóa học, 74 đội công binh sửa chữa đường, cầu, 147 đài quan sát báo động, 128 trận địa chiến đấu. Lực lượng dân quân tự vệ lên tới 60.576 người. Đến năm 1967, tỉnh thành lập thêm 2 đại đội pháo cao xạ 37 ly, 1 đại đội cao xạ 12 ly 7. Tháng 4/1967, tỉnh thành lập 2 tiểu đoàn chủ lực tỉnh, trong đó, xây dựng hoàn chỉnh 1 tiểu đoàn gồm 500 cán bộ, chiến sĩ để lên đường chi viện cho miền Nam.
Với sự chủ động và quyết tâm cao, quân, dân Hòa Bình đã chăng lưới lửa, kiên quyết đánh trả máy bay Mỹ khi chúng xâm phạm bầu trời Hòa Bình. Tính từ ngày 3/5/1965 đến ngày 1/11/1968, quân và dân Hòa Bình đã đánh trên 1.000 trận, bắn rơi 39 máy bay Mỹ, bắt sống một số giặc lái. Trong đó, tự vệ dân quân đã bắn rơi 4 máy bay bằng súng bộ binh. Tiêu biểu như trận chiến đấu bắn rơi 1 máy bay phản lực F.4H không quân Mỹ của dân quân xã Liên Hòa (nay là xã Yên Nghiệp), huyện Lạc Sơn, ngày 31/5/1965; trận chiến đấu bắn rơi máy bay RF101 Mỹ của quân và dân xã Trung Thành, huyện Đà Bắc ngày 29/4/1966; trận chiến đấu bắn rơi máy bay F.105 không quân Mỹ của dân quân xã Thu Phong, Kỳ Sơn (nay là huyện Cao Phong) ngày 20/7/1966; trận chiến đấu bắn rơi máy bay phản lực F.105 không quân Mỹ của dân quân xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, ngày 30/4/1967; trận chiến đấu tại Đồi Bù của quân và dân xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, từ ngày 22 - 29/12/1972…
Cũng trong khoảng thời gian này, Hòa Bình đã động viên trên 1 vạn thanh niên vào quân đội, đi chiến đấu. Ngoài việc bổ sung cho quân chủ lực, quân địa phương, Hòa Bình đã tổ chức, huấn luyện 3 tiểu đoàn với 1500 cán bộ, chiến sĩ trực tiếp bổ sung cho chiến trường miền
“Tay cày, tay súng”, trong giai đoạn này, Hòa Bình thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT -XH nơi hậu phương miền Bắc. Tiêu biểu như năm 1969, tỉnh ta có 1.001 HTX nông nghiệp, chiếm 99,5% số hộ; cung cấp 6, 6 ngàn tấn lương thực (năm 1968 cung cấp 4, 9 ngàn tấn); 6, 5 ngàn tấn thóc và 410 tấn lợn cho Nhà nước. Dù trong điều kiện bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà vẫn không ngừng phát triển. Đến năm học 1968-1969, tỉnh ta có 1.346 giáo viên cấp 1, cấp 2 và 89 giáo viên cấp 3; có 13.878 học sinh cấp 1, cấp 2 và 1.856 học sinh cấp 3. Về y tế, đến năm 1969, cả tỉnh có 12 bệnh viện (390 giường bệnh), 3 bệnh xá (45 giường), 1 nhà điều dưỡng (30 giường), 185 trạm y tế, nhà hộ sinh (1.295 giường). Số cán bộ y tế do tỉnh quản lý gồm 33 bác sĩ, 189 y sĩ, 1.010 y tá, 193 nữ hộ sinh, 11 dược sĩ cao cấp, 25 dược sĩ trung cấp và 132 dược tá…
Đặc biệt, trong giai đoạn 1973-1975, tỉnh ta đã nỗ lực không ngừng tiếp tục khôi phục và phát triển KT -VH-XH, chi viện cho miền
Lòng yêu nước của nhân dân Hòa Bình đã viết nên trang vàng truyền thống chống xâm lược, vì độc lập, tự do của các dân tộc Hòa Bình. Dù là một tỉnh nhỏ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã có những đóng góp đáng kể sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
(Còn nữa)
Bài 16: Hòa Bình thời kỳ hợp nhất với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình (1976 - 1991)
(HBĐT) - Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tính đến hết ngày 31/8, BTC cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016” đã nhận được 29.885 bài dự thi.
(HBĐT) - Thời kỳ mới tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh ta nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nhiều huyện không có đường thông về tỉnh, nhiều thị trấn huyện không nhận được báo trong ngày. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT), bưu chính- viễn thông phát triển nhanh, phủ kín toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng của nhân dân.
(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với liên khu III, liên khu IV và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp 2 lần đánh chiếm Hòa Bình và cả 2 lần đều bị đánh bật khỏi Hòa Bình.
(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được chia tách từ tỉnh Hà Sơn Bình và chuyển về địa điểm được xác định là tỉnh lỵ mới - thị xã Hòa Bình. Sau khi được chia tỉnh, nhân dân và cán bộ trong tỉnh vô cùng phấn khởi, sôi nổi, khẩn trương chuẩn bị các mặt để tập trung vào hoạt động.
(HBĐT) - Trong gần 1/4 thế kỷ qua, từ chỗ lưới điện thiếu thốn, cũ nát, chắp vá…, hạ tầng điện năng tỉnh ta không ngừng được quan tâm, đầu tư xây dựng, phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT -VH- XH của tỉnh.
(HBĐT) - Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho phong trào cách mạng Việt