(HBĐT) - 25 năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn; nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy KT -XH của tỉnh phát triển.

 

Một trong những thành tựu nổi bật là các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nhiệm vụ phát triển KT -XHcủa tỉnh, tập trung vào phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tính trong 10 năm (2006 -2015), toàn tỉnh đã thực hiện 208 đề tài, dự án với tổng kinh phí 67, 3 tỷ đồng. Trong đự, lĩnh vực khoa học nông nghiệp được quan tâm thực hiện với 78 đề tài, dự án, kinh phí 25, 8 tỷ đồng, chiếm 38,4% tổng kinh phí. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh, có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu sâu bệnh và phù hợp với sinh thái của tỉnh như các giống lúa, ngô chịu hạn, chịu lạnh. Điển hình như đã lựa chọn được các giống cam: CS1, Canh, Xã Đoài, V2... cho thu hoạch giải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Hiện đã xác định được các cây cam đầu dòng của mỗi loại, từ đó đảm bảo giống phục vụ cho mở rộng diện tích. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới I -xra-en, kỹ thuật canh tác hiện đại. Đồng thời tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cam trồng tại huyện Cao Phong và mở rộng địa bàn sang các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, hạt dổi Lạc Sơn, quýt Nam Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, quả lặc lày Lương Sơn, mía tím Hòa Bình... Trong chăn nuôi, thủy sản, bên cạnh việc bảo tồn, duy trì và phát triển một số vật nuôi bản địa có chất lượng, giá trị cao phục vụ thị trường khó tính, tỉnh ta đang tập trung đưa các giống lai vào sản xuất để thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn gia cầm, thủy cầm giống mới, nuôi thử nghiệm một số loài cá mới như: bỗng, trắm đen, diêu hồng... Đặc biệt đã nuôi thử nghiệm thành công cá nước lạnh (cá tầm). Từ kết quả nuôi thử nghiệm cá tầm, đến nay đã có doanh nghiệp triển khai dự án nuôi loài cá này tại hồ Hòa Bình với quy mô dự kiến khoảng 5 ha mặt nước. Việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đều có sự liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực VH -XH đã đem lại hiệu quả thiết thực như: xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường; nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác  kiểm tra, giám sát đối với đảng viên; nâng cao chất lượng, năng lực giám sát của HĐND các cấp; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thu hút, sử dụng nhân lực có trình độ cao vào tỉnh; nghiên cứu trong lĩnh vực y tế để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân...

Sở hữu trí tuệ được quan tâm trong việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản địa phương, góp phần đẩy mạnh thương mại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm đặc sản của tỉnh như: Nhãn hiệu tập thể rượu cần Hòa Bình, dệt thổ cẩm Mai Châu, hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, mía tím Hòa Bình. Hiện đang xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đỏ Hòa Bình, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cá, tôm sông Đà Hòa Bình... Đặc biệt, việc xây dựng thành công Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam  huyện Cao Phong năm 2014 đã giúp cho giá trị sản phẩm tăng thêm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

 

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp như đẩy nhanh tiến độ thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư; ươm tạo và phát triển doanh nghiệp KHCN (đến nay đã ươm tạo được 4 doanh nghiệp KHCN). Triển khai thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh bước đầu đem lại hiệu quả, tỷ lệ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đã tăng dần qua các năm, tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn tỉnh tăng lên rõ rệt. Công tác quản lý và hoạt động an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai hoạt động hiệu quả.

 

Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước trong việc quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng. Việc triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh đã góp phần giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí SX -KD cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Đến nay, toàn tỉnh đã có 46/47 cơ quan, đơn vị, 14/210 xã, phường, thị trấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động.

 

(Còn nữa)

                                                                           Vũ Tùng (TH)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Bài 13: Hòa Bình trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình đã giải phóng thị xã Hòa Bình và một vùng lãnh thổ rộng khoảng 1.000 km2 với 2 vạn dân. Tuy vậy, đoạn đường 21, vùng chợ Bến vẫn bị giặc chiếm đóng. Như vậy, trên địa bàn Hòa Bình vừa có vùng giải phóng rộng lớn, vừa có một khu vực nhỏ đang bị địch chiếm đóng.

Đã có gần 30.000 bài dự thi tìm hiểu lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển

(HBĐT) - Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tính đến hết ngày 31/8, BTC cuộc thi tìm hiểu lịch sử “Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886-2016” đã nhận được 29.885 bài dự thi.

 Bài 10: Hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính - viễn thông phát triển nhanh

(HBĐT) - Thời kỳ mới tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh ta nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nhiều huyện không có đường thông về tỉnh, nhiều thị trấn huyện không nhận được báo trong ngày. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT), bưu chính- viễn thông phát triển nhanh, phủ kín toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng của nhân dân.

Bài 12: Tỉnh Hòa Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với liên khu III, liên khu IV và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp 2 lần đánh chiếm Hòa Bình và cả 2 lần đều bị đánh bật khỏi Hòa Bình.

25 năm một chặng đường tái lập tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được chia tách từ tỉnh Hà Sơn Bình và chuyển về địa điểm được xác định là tỉnh lỵ mới - thị xã Hòa Bình. Sau khi được chia tỉnh, nhân dân và cán bộ trong tỉnh vô cùng phấn khởi, sôi nổi, khẩn trương chuẩn bị các mặt để tập trung vào hoạt động.

Bài 9: Hạ tầng lưới điện được quan tâm đầu tư

(HBĐT) - Trong gần 1/4 thế kỷ qua, từ chỗ lưới điện thiếu thốn, cũ nát, chắp vá…, hạ tầng điện năng tỉnh ta không ngừng được quan tâm, đầu tư xây dựng, phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT -VH- XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục