(HBĐT) - Sau hiệp định Giơ ne vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn 1954 - 1965, tỉnh Hòa Bình không ngừng củng cố chính quyền nhân dân, ổn định đời sống, khôi phục và phát triển KT -XH. Cùng miền Bắc là hậu phương vững chắc cho miền Nam.

 

Thanh niên các dân tộc tỉnh Hòa Bình hăng hái lên đường ra trận đánh giặc Mỹ xâm lược (năm 1968). Ảnh: TL

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, Đảng bộ tỉnh đặc biệt chú ý đến phát động nhân dân xây dựng phong trào tổ đổi công nhằm giúp nông dân giúp nhau lao động sản xuất kịp thời vụ, đạt năng suất cao, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tăng cường tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Cuộc vận động xây dựng tổ đổi công đã được nông dân ủng hộ. Đến cuối năm 1955 có 88% hộ nông dân tham gia các tổ đổi công. Qua tổ đổi công, các công cụ lao động cải tiến, kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn, các giống cây trồng mới đã đến với từng bản, làng. Trong phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, được nhân dân bầu là chiến sĩ thi đua, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Khương được bầu là Anh hùng lao động. Kết quả đến cuối năm 1958, trong tổng số 33.612 hộ nông dân đã có 30.646 hộ tham gia 7.163 tổ đổi công, chiếm 91,17%.  Tỉnh ta đã bám sát sự chỉ đạo của T.ư, nhất là Nghị quyết số 16 về hợp tác hóa nông nghiệp để triển khai, thực hiện. Qua các bước thử nghiệm, thí điểm, đến đầu tháng 9/1960, tại tỉnh ta đã có 86,5% tổng số hộ nông dân vào HTX.  

Đi đôi với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp mà tỉnh xem là trọng tâm thì các ngành kinh tế khác cũng phát triển. Theo chủ trương của Đảng bộ tỉnh, các hoạt động của các ngành kinh tế đều đồng thời khởi động, dần dần đi vào nền nếp và đạt được những thành tựu nhất định. Đến năm 1957, trong tỉnh đã khôi phục được 25 chợ cũ, xây dựng thêm một số chợ mới. Trong đó, chợ Lồ là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho 10 xã ở huyện Lạc Sơn. Đường thủy sông Đà nhanh chóng được khôi phục, nối liền Hòa Bình với các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa. Các cửa hàng mậu dịch quốc doanh được thành lập. Đến năm 1960, toàn tỉnh đã có 16 cửa hàng mậu dịch quốc doanh, 13 trạm thu mua, 32 cửa hàng trao đổi mua bán với HTX. Các HTX nông nghiệp cũng thành lập HTX mua bán. Trong tỉnh đã xây dựng được 8 cửa hàng mua bán ở huyện, 55 cửa hàng mua bán ở xã với 37.749 xã viên, 123 HTX tín dụng với 41.539 cổ phần.  

Ngành giao thông mở rộng đường từ 5 m lên 8 m được 76 km; làm xong đường 12b dài 48 km, mở rộng và làm mới 215 km đường giao thông liên thôn, xã. Trong thời kỳ đầu, sự nghiệp giáo dục, Y tế được đặc biệt quan tâm. Sau 3 năm khôi phục kinh tế, tỉnh đã mở thêm được 8 trường cấp 1, một trường cấp 2 ở Kim Bôi. Ngày 1/4/1958 tỉnh có sáng kiến thành lập trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa và đến năm 1960, tỉnh đã thành lập được 7 trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa tại 6 huyện. Tỉnh cũng sớm thành lập trường sư phạm. Đến năm 1960, các xóm đều có lớp vỡ lòng. Tất cả 194 xã đều có trường cấp 1. Mỗi huyện đều có 1- 3 trường cấp II. Tỉnh có 1 trường cấp 3. Cùng với sự phát triển về giáo dục là phát triển về y tế. Đến năm 1960, các huyện đều có phòng y tế; số giường bệnh tăng lên 280. 

Nhìn lại 6 năm sau khi hòa bình lập lại, trong đó có 3 năm khôi phục kinh tế, 3 năm phát triển KT -VH theo kế hoạch Nhà nước, Hòa Bình đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Tuy nhiên, tỉnh nhà còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mà trước hết là làm sao nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đó là điểm xuất phát và là nhiệm vụ của Hòa Bình trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và những nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xuất phát từ điều kiện cụ thể, tỉnh đã đề ra nhiệm vụ, các giải pháp cùng các bước triển khai, thực hiện hữu hiệu. Đến năm 1965, diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 64, 6 ngàn ha; tỉnh có 51, 8 ngàn trâu, bò cày kéo; cung cấp cho Nhà nước 19, 8 ngàn tấn lương thực, 17, 3 ngàn tấn thóc, 713 tấn lợn. Tỉnh đã có 28 xí nghiệp. Về thương nghiệp, đến đầu năm 1965, tỉnh có 135 HTX mua bán.

 Bên cạnh sự phát triển rất lớn về kinh tế, nhân dân Hòa Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cũng đạt được nhiều thắng lợi quan trọng về mặt văn hóa -xã hội; xóa bỏ hoàn toàn chế độ nhà lang, phìa tạo đã tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử; đồng bào được tự do, bình đẳng, được đi học; những hủ tục được giảm dần. Nạn đói bị đẩy lùi, an ninh trật tự được giữ vững. Về giáo dục, trong năm học 1964-1965, cả tỉnh có 22.765 học sinh. Đến năm 1965, cả tỉnh có 1 bệnh viện tỉnh, 6 bệnh viện huyện, 157 trạm y tế xã với 500 cán bộ y tế và nữ hộ sinh cơ sở. Đồng bào hăng hái xây dựng những cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội đầu tiên của chế độ mới.  

Có thể nói, trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hòa Bình đã thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong dịp Người về thăm và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhân dân tin tưởng vào Đảng, Bác Hồ vào chế độ mới. Đó là những cơ sở quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để Hòa Bình bước vào giai đoạn lịch sử tiếp theo. Đó là vừa lao động sản xuất, học tập, vừa chiến đấu; là hậu phương vững chắc của miền Nam cùng cả nước trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. (còn nữa)

                                                              Bùi Văn (tổng hợp)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Bài 12: Tỉnh Hòa Bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1946 đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với liên khu III, liên khu IV và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp 2 lần đánh chiếm Hòa Bình và cả 2 lần đều bị đánh bật khỏi Hòa Bình.

25 năm một chặng đường tái lập tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được chia tách từ tỉnh Hà Sơn Bình và chuyển về địa điểm được xác định là tỉnh lỵ mới - thị xã Hòa Bình. Sau khi được chia tỉnh, nhân dân và cán bộ trong tỉnh vô cùng phấn khởi, sôi nổi, khẩn trương chuẩn bị các mặt để tập trung vào hoạt động.

Bài 9: Hạ tầng lưới điện được quan tâm đầu tư

(HBĐT) - Trong gần 1/4 thế kỷ qua, từ chỗ lưới điện thiếu thốn, cũ nát, chắp vá…, hạ tầng điện năng tỉnh ta không ngừng được quan tâm, đầu tư xây dựng, phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT -VH- XH của tỉnh.

Bài 11: Hòa Bình trong cách mạng Tháng 8 năm 1945

(HBĐT) - Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho phong trào cách mạng Việt Nam, dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã đến với Hòa Bình khá sớm.

 

Bài 8: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị được coi trọng

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác quy hoạch xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị đã từng bước thể hiện được vai trò của mình trong tổng thể quá trình phát triển KT -XH tại địa phương. Các đồ án quy hoạch đã được đặt trong hệ thống phối hợp toàn diện với nhiều ngành liên quan và địa phương. Việc mở rộng đô thị và tăng tỷ lệ đô thị hóa, đẩy mạnh các chương trình nhà ở, thực hiện các dự án nâng cấp đô thị, kết nối và hoàn thiện các trung tâm công cộng... để tạo cảnh quan đô thị đáp ứng nhu cầu về môi trường ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí cho toàn xã hội.

Bài 10: Hòa Bình thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)

(HBĐT) - Dưới thời Nguyễn chưa có tỉnh Hòa Bình. Lúc đó, miền đất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ và một phần Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Tây được gộp vào một tên chung là tỉnh Hưng Hóa. Tuần phủ Hưng Hóa lúc Pháp xâm lược nước ta là nhà yêu nước Nguyễn Quang Bích...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục