(HBĐT) - 25 năm qua, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu. Đã khống chế được những bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh đặc thù của địa phương như sốt rét, bướu cổ, loại trừ đậu mùa, thanh toán bại liệt. Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh dịch truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh đều giảm.
Sau ngày tái lập tỉnh, ngành y tế đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất hạ tầng thấp kém, nhân lực thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, nhu cầu khám - chữa bệnh (KCB) của nhân dân ngày càng tăng, nhiều bệnh dịch mới, lạ, nguy hiểm phát sinh. Trong bối cảnh đó, ngành đã nỗ lực thực hiện phương châm tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp đông - tây y, chú trọng phát triển y học cổ truyền.
Đặc biệt, từ năm 1996 trở lại đây, với sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của 5 dự án quốc tế gồm: Dự án phòng - chống sốt rét Việt - Bỉ, UNFPA, JICA, ADB, KICH; NORRED, hệ thống y tế tỉnh ta được đầu tư, nâng cấp và xây mới, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu. Hiện, trung bình cả tỉnh có 7, 01 bác sĩ/1 vạn dân, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động, 63,8% xã có bác sĩ hoạt động, không kể tuyến y tế xã có 22 giường bệnh /1 vạn dân. Năm 1999, tỉnh thành lập Bệnh viện Y học dân tộc với 50 giường, đáp ứng nhu cầu KCB bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Đến năm 2000, các cơ sở KCB đều có máy siêu âm để chẩn đoán. 100% cơ sở điều trị được trang bị giường Inox. Đến nay, hạ tầng y tế được đầu tư đồng bộ với 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa khu vực và 10 bệnh viện đa khoa huyện, thành phố với tổng số 1.910 giường bệnh tuyến tỉnh, huyện, tăng gần 4 lần so với năm 1991. Toàn tỉnh có 1 bệnh viện có hệ thống máy chụp cộng hưởng 1.5 Tesla, 2 bệnh viện có máy chụp CT -Scaner; 10 bệnh viện có máy X - quang kỹ thuật số và siêu âm màu 4D và một số máy móc hiện đại khác. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân và phục vụ tốt công tác KCB.
Trong những năm qua, công tác phòng - chống dịch bệnh thường xuyên được quan tâm. Các hoạt động truyền thông tại cộng đồng được đẩy mạnh; triển khai có hiệu quả các mục tiêu chương trình y tế quốc gia; quản lý điều trị tốt các bệnh xã hội, phòng - chống sự lây nhiễm HIV /AIDS tại cộng đồng. Dịch vụ KCB ngày càng đa dạng và có chất lượng; đã ứng dụng triển khai thực hiện được nhiều kỹ thuật mới trong KCB cho bệnh nhân. 97,3% trẻ em được tiêm chủng mở rộng; chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quản lý đến hộ gia đình. Các bệnh dịch mới phát sinh nguy hiểm như tả, thương hàn, SARS, H5N1, cúm A H1N1... được phát hiện sớm, điều trị tích cực, khống chế không để lây lan và tử vong. Bên cạnh đó, chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn tỉnh, điều tra, khoanh vùng dập dịch; xử lý tốt các khâu phòng, chống dịch bệnh, khử khuẩn sau thiên tai, bão lũ.
Chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến huyện, tỉnh đã được nâng cao, công tác khám - chữa bệnh có những tiến bộ vượt bậc, góp phần giảm 30% bệnh nhân phải chuyển tuyến trên. Tính riêng năm 2015, các cơ sở y tế đã KCB cho trên 767.000 lượt người, tăng gần 5, 6 lần so với năm 1992; điều trị cho 141.900 lượt người, trong đó điều trị nội trú 125.600 lượt người. 100% người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí. Hàng trăm giường bệnh đã được tăng cường cả ở tuyến tỉnh và tuyến huyện. Các bệnh viện trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện, nâng cao y đức, dược đức, quy tắc ứng xử nhằm tăng chất lượng KCB. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đầu tư nâng cấp trở thành bệnh viện hạng 1, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu KCB với các dịch vụ kỹ thuật cao. Trung bình mỗi năm bệnh viện đón 120.000 lượt người bệnh tới khám bệnh, 30.000 lượt người bệnh đến điều trị nội trú.
Công tác quản lý thuốc, đảm bảo bình ổn giá thuốc trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Hệ thống lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc từng bước được phát triển, tổ chức đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao tập trung đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và KCB cho nhân dân. Đã triển khai quản lý chất lượng thuốc theo các tiêu chuẩn GPs, cơ bản đáp ứng đúng lộ trình do Bộ Y tế đề ra... Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Duy trì mức sinh thay thế, tập trung dần từng bước nâng cao chất lượng dân số, gắn công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đến hết năm 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh dưới 1% (giảm 1, 3% so với năm 1991), tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng khoảng 18%, đảm bảo tiêm chủng đủ mũi cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%.
(Còn nữa)
Vũ Tùng (TH)
(HBĐT) - Thời kỳ mới tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh ta nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nhiều huyện không có đường thông về tỉnh, nhiều thị trấn huyện không nhận được báo trong ngày. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT), bưu chính- viễn thông phát triển nhanh, phủ kín toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng của nhân dân.
(HBĐT) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hòa Bình là địa bàn chiến lược nối liền đầu não kháng chiến Việt Bắc với liên khu III, liên khu IV và chiến trường toàn quốc. Hòa Bình được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp 2 lần đánh chiếm Hòa Bình và cả 2 lần đều bị đánh bật khỏi Hòa Bình.
(HBĐT) - Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1991, tỉnh Hòa Bình được chia tách từ tỉnh Hà Sơn Bình và chuyển về địa điểm được xác định là tỉnh lỵ mới - thị xã Hòa Bình. Sau khi được chia tỉnh, nhân dân và cán bộ trong tỉnh vô cùng phấn khởi, sôi nổi, khẩn trương chuẩn bị các mặt để tập trung vào hoạt động.
(HBĐT) - Trong gần 1/4 thế kỷ qua, từ chỗ lưới điện thiếu thốn, cũ nát, chắp vá…, hạ tầng điện năng tỉnh ta không ngừng được quan tâm, đầu tư xây dựng, phát triển từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT -VH- XH của tỉnh.
(HBĐT) - Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tìm ra con đường cứu nước mới cho phong trào cách mạng Việt
(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác quy hoạch xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị đã từng bước thể hiện được vai trò của mình trong tổng thể quá trình phát triển KT -XH tại địa phương. Các đồ án quy hoạch đã được đặt trong hệ thống phối hợp toàn diện với nhiều ngành liên quan và địa phương. Việc mở rộng đô thị và tăng tỷ lệ đô thị hóa, đẩy mạnh các chương trình nhà ở, thực hiện các dự án nâng cấp đô thị, kết nối và hoàn thiện các trung tâm công cộng... để tạo cảnh quan đô thị đáp ứng nhu cầu về môi trường ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí cho toàn xã hội.