(HBĐT) - Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và hai thế giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một bên là thế giới của ma. Thế giới trên trời có Then Luông là đấng tối cao nhất cai quản trời đất, loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc. Dưới trần gian, bất cứ ở nơi nào cũng có các ma (phi) cai quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần kể trên cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông, bà, cụ kỵ đã khuất (pú pầu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người.

 

Người Thái quan niệm, trên thân thể con người, những hồn (khuân) ở đầu người tập trung thành một ma (phi) và lên trời. Trời là thế giới bên trên - nơi ngự trị của Then. Các hồn ở tứ chi tập trung thành ma nhà (phi hươn) và nương tựa nơi bàn thờ người chết trong nhà. Ma nhà cũng tồn tại với người sống, trong thế giới của người sống. Các hồn ở thân cây cũng họp lại thành một ma để về Mường Pú Pẩu ở trong rừng, nơi chôn người chết, Mường Pú Pẩu ứng với Mường Ma.

 

Người Thái cũng thờ tông tộc, dòng họ và có nơi thờ riêng, có thể là một cánh rừng cấm, một hòn đá hay một gốc cây. Các họ hàng cùng thờ chung và liên kết với nhau qua việc thờ chung con ma của dòng họ, còn gia đình quần tụ nhau qua việc thờ chung ma nhà. Người Thái cũng có các ông mo làm thầy cúng và vai trò của những người này khá quan trọng. Mo vừa là thầy cúng vừa là thầy chữa bệnh như kiểu mỡi của người Mường.

 

Người Thái cũng tin nhiều vào các sức mạnh của ma, quỷ, thần… theo quan niệm vạn vật hữu linh truyền lại từ xa xưa. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội, những hiện tượng này đã giảm bớt rất nhiều. Cũng như vậy, việc bùa, yểm, chài, điềm lành, điềm dữ… vẫn còn là nỗi lo lắng trong tâm thức dân gian.

 

 

                                                                        HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Các thầy mo làm lễ trong đám tang của người Mường xã Chí Đạo ( Lạc Sơn).
Phần Lễ của Lễ hội đánh cá suối tháng ba của người Mường xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) được tổ chức tại miếu thờ xóm Tân Vượng, ngay cạnh khoang Lở của suối cái Lỗ Sơn.
Gian thờ của người Mường trong lễ mát nhà
Bản Pom Cọong ( thị trấn Mai Châu) thu hút nhiều khách quốc tế đến tham quan.

Tính kế thừa và hình thức thể hiện trong các bài Khắp của dân tộc Tày Đà Bắc

(HBĐT) - Khắp là một hình thức thể hiện các tác phẩm dân ca dân tộc Tày. Khi nghiên cứu các cuốn sách cổ viết về các bài khắp Tày cho thấy, quá trình phát triển ngôn ngữ của loại hình này dường như cũng tiến triển theo lịch sử tiến hóa của loài người.

Nghệ thuật dân gian các dân tộc Mông, Dao ở Hòa Bình

(HBĐT) - Dân tộc Mông có điệu múa nổi tiếng nhất là múa khèn. Tài năng của người múa thể hiện ở chỗ họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa cho thấy sự khỏe mạnh, khéo léo của người múa. Họ có thể quay, lăn lộn, nằm, múa… mà vẫn không hề ngừng thổi những bài khèn làm say lòng người. Nhìn người múa khèn khéo léo trình diễn những điệu múa hết sức phức tạp, nhanh nhẹn như một diễn viên xiếc mà vẫn không rời chiếc khèn và bài khèn mới thấy sự tài năng của họ.

Nghệ thuật dân gian dân tộc Thái

(HBĐT) - Giống như các loại hình văn hóa khác ở Hòa Bình, sau người Mường, người Thái chiếm một vai trò khá quan trọng. Thực tế này cũng thấy rõ trong nghệ thuật dân gian.

Nét độc đáo trong nghệ thuật tạo hình của người Mường

(HBĐT) - Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có niên đại hàng vạn năm. Những hiện vật khảo cổ học đã cho thấy một loạt các hiện vật được tìm thấy một mặt có giá trị thựuc tiễn trong đời sống vật chất của người cổ đại, mặt khác cũng cho thấy quá trình phát triển từ đồ gia dụng đến nghệ thuật tạo hình. Từ việc nghè đẽo những vật giản đơn đến các đồ trang sức là cả một bước tiến vượt bậc, nó tạo ra các sản phẩm tạo hình như các bức tranh trên đá, các đồ điêu khắc.

Nghệ thuật dân gian trong trang phục truyền thống của người Mường

(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

Những đổi thay trong phong tục, tập quán của người Dao quần chẹt

(HBĐT)- Phong tục là thói quen lâu ngày đã ăn sâu, bán rễ vào đời sống xóm làng, tộc người. Những phong tục điển hình trở nên phổ biến thường được coi là "luật tục". "Luật tục" có thể được thêm bớt hoặc thay đổi khi đời sống, xã hội có những thay đổi, phát triển mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục