Nghệ nhân Mo Bùi Văn Lựng, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (bên phải) chuẩn bị lễ phục cho lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015.

Nghệ nhân Mo Bùi Văn Lựng, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (bên phải) chuẩn bị lễ phục cho lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015.

(HBĐT) - Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường.

 

Để tìm hiểu thực tế vai trò của ông Mo trong đời sống dân tộc Mường, chúng đến thăm nghệ nhân Mo Bùi Văn Lựng, xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc), nơi được coi là một trong 4 vùng Mường cổ lớn nhất của tỉnh (Mường Bi). Vào những ngày cuối năm, ông Lựng dường như bận rộn hơn. Trong làng việc lớn, việc nhỏ đều có mặt ông. Vì theo quan niệm của người Mường, ông Mo là người có uy tín, am hiểu phong tục, luật lệ của bản Mường nên được người dân coi trọng, tin tưởng và thường tới xin ý kiến về những việc cần phải khuyên nhủ, phân xử trong cuộc sống thường ngày. Trong ngôi nhà sàn thoáng rộng, ngoài những vật dụng gia đình, ông Lựng treo trên tường 4 chiếc túi hành nghề riêng biệt dành cho các nghi lễ khác nhau. Nâng niu chiếc túi chuẩn bị Mo trong lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015, ông cho chúng tôi xem bộ lễ phục ông thường mặc gồm 1 chiếc mũ màu xanh, áo lụa đen và chiếc quạt. Ông Lựng chia sẻ: ông đến với nghề Mo như một cơ duyên. Từ nhỏ  đã thích nghe Mo, đến năm 25 tuổi, ông chính thức theo học nghề và năm 27 tuổi bắt đầu hành nghề Mo. Theo ông Lựng, Mo Mường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Mường. Người Mường không có chữ nên đã sáng tạo ra Mo để kể lại cho con cháu nghe về quá trình đẻ đất - đẻ nước, sự hình thành loài người với hàng chục ngàn câu thơ, câu văn vần qua các bài Mo, áng Mo, roóng Mo. Nội dung các áng Mo Mường gắn liền với đời sống tâm linh và thể hiện quan niệm nhân sinh quan, vũ trụ quan và lịch sử phát triển của dân tộc. Qua đó thể hiện sự cấu kết cộng đồng, yêu hòa bình, hướng thiện, luôn ước mong hướng tới một tương lai tốt đẹp... Từ năm 2002 đến nay, ông Lựng cũng là người duy nhất Mo trong lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức vào mồng 8 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội đầu xuân, ông Mo cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe. Vừa nói ông vừa đọc cho chúng tôi nghe những lời Mo được truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Dịch ra lời Mo với nội dung chủ yếu như: “…Cầu cho con người trong Mường, trong bản mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Đắp đập, đắp đê ở đâu mưa thuận, nắng hòa không cho vỡ đập, vỡ đê, làm màu cho tươi tốt. Con người mạnh khỏe. Đi  nước trong, nước ngoài, đường xa, đường dài đi được đến nơi, về đến chốn. Đi như ong khoái lại như ong mật…”…

 

Có thể thấy vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người. Từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu. Hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an. Đến tuổi già sức cạn, Mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường trời, ông Mo đóng vai trò là đại diện cho người chết tiến hồn ma sang thế giới bên kia. Trong thời kỳ kháng chiến, ông Mo đã đứng lên tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh chống đế quốc xâm lược. Trong công cuộc xây dựng quê hương thời kỳ đổi mới, những ông Mo có vai trò vận động nhân dân hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”, chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội. Ngày nay, vai trò của ông Mo ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua các lễ hội cộng đồng như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá (Tân Lạc); lễ hội Đình Cổi, lễ hội Đu Vôi, lễ hội hang Khụ Dúng (Lạc Sơn) đến các ngày lễ lớn của tỉnh như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình; lễ kỷ niệm ngày thành lập tỉnh; Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc Tây Bắc...

 

Thấy được giá trị của Mo trong đời sống người Mường, từ những năm của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư cho công tác sưu tầm, phục dựng và kiểm kê Mo Mường. Kết quả kiểm kê, toàn tỉnh còn khoảng 278 ông Mo còn sống và hành nghề ở các vùng Mường trong tỉnh. Đặc biệt, cuối tháng 10/2014, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức cuộc gặp mặt 89 đại diện nghệ nhân Mo dân tộc Mường toàn tỉnh. Điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với những người “giữ lửa” cho dân tộc - đó là những nghệ nhân Mo của dân tộc Mường. Hiện nay, cùng với văn hoá cồng chiêng, Mo Mường đang được các ngành chức năng lập hồ sơ đề nghị Bộ VH -TT&DL công nhận di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của Hoà Bình và đưa vào danh mục di sản cấp quốc gia, từng bước đề nghị Unesco công nhận là di sản văn hoá nhân loại.

 

 

                                                                            Hương Lan

 

 

Các tin khác

Các đại biểu thảo luận về giá trị của di sản mo Mường tại buổi gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đại biểu đại diện nghệ nhân mo dân tộc Mường tỉnh năm 2014.  Ảnh: P.V
Anh Bùi Thanh Bình tại phòng trưng bày chiêng Mường cổ gồm 100 chiếc (Bảo tàng di sản văn hoá Mường) ở phường Thái Bình -TP Hoà Bình.
Măng rừng - sản vật của núi rừng được nhiều người lựa chọn mua về làm quà  mỗi dịp lên với các xã vùng cao huyện Mai Châu (Hòa Bình). Ảnh PV
Người dân vui hội Chá Chiêng.

Cây “cột thiêng” trong nhà sàn của người Thái đen

(HBĐT) - Trong kiến trúc nhà sàn của người Thái đen, “cột thiêng” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như trụ cột, chứa đựng linh hồn của ngôi nhà, là biểu tượng cho sự bền vững của một gia đình.

Đặc trưng cấu tạo bữa ăn cổ truyền của người Mường Lạc Sơn

(HBĐT) - Đặc điểm nổi bật nhất nguồn gốc các loại lương thực, thực phẩm cung cấp trong bữa ăn của người Mường trong xã hội cổ truyền trước tháng 8/1945 đều có nguồn gốc trong thiên nhiên, được chế biến rất giản đơn với những cách thức giản đơn cốt để cho chín để ăn. Bữa ăn là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, làm nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn và hái lượm, không có sản phẩm công nghiệp hay phụ gia thực phẩm như ngày nay.

Động Không Đáy - kiệt tác của thiên nhiên

(HBĐT) - Quần thể núi Đầu Rồng (khu III - thị trấn Cao Phong - Cao Phong) là danh lam thắng cảnh được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2012. Cùng với các điểm du lịch khác trên địa bàn, quần thể núi Đầu Rồng mang vẻ đẹp nguyên sơ, tự nhiên với các nhũ đá non vẫn tiếp tục hình thành, phát triển và chính điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của các hang động nơi đây. Đến đây, chúng ta sẽ không thể bỏ qua vẻ đẹp huyền bí, kỳ thú của động Không Đáy, kiệt tác của thiên nhiên.

Độc đáo món ăn từ ngô của đồng bào Mông

(HBĐT) - Lần đầu tiên đến với vùng đất Mai Châu - nơi tập trung đông đảo nhất đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn tỉnh, không ít người đã tự đặt ra câu hỏi: Đất không màu mỡ, đá tai mèo lởm chởm, vậy sức mạnh nào để màu xanh của những nương ngô vẫn trải dài tưởng như bất tận trên vùng cao nguyên đá.

Bình lặng Thung Nai

(HBĐT) - Vào những năm 80 thế kỷ trước, khi nhà máy thủy điện sông Ðà được xây dựng, Thung Nai (Cao Phong) đã trở thành hồ chứa nước khổng lồ, những ngọn núi đá vôi bị ngập nước lưng chừng, biến thành những hòn đảo xanh nhấp nhô, tạo nên phong cảnh hết sức thơ mộng.

Độc đáo phong tục cưới hỏi của người Mường Bi

(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tùy từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục