Bình yên Thung Nai.
(HBĐT) - Vào những năm 80 thế kỷ trước, khi nhà máy thủy điện sông Ðà được xây dựng, Thung Nai (Cao Phong) đã trở thành hồ chứa nước khổng lồ, những ngọn núi đá vôi bị ngập nước lưng chừng, biến thành những hòn đảo xanh nhấp nhô, tạo nên phong cảnh hết sức thơ mộng.
Thung Nai xưa vốn là xứ Mường Thàng, một trong những nơi sinh sống trù phú nổi tiếng của người Mường (gồm các mường Bi, Vang, Thàng, Ðộng). Theo người già trong vùng, xưa kia Thung Nai là một thung lũng lớn có núi cao, rừng rậm bao quanh, hươu nai nhiều vô kể, do đó người bản địa đặt tên là Thung Nai.
Trải qua hàng nghìn năm, tiếng suối róc rách chảy qua bản như muốn kể lại câu chuyện sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Ngày nay, những người Mường ở Thung Nai đang cố công xây dựng lại văn hoá huyền thoại ngàn đời nay của cha ông, điều này khiến nơi đây trở nên đặc biệt và thành bản du lịch thu hút khách du lịch khắp mọi nơi.
Nằm cách thị xã Hoà Bình 25km, qua những con đường uốn lượn đẹp mắt dọc theo sông Đà xanh mượt và óng ả, dừng chân tại bến Bình Thanh, bạn sẽ đến với Thung Nai, nơi cảnh vật được ví với Vịnh Hạ Long trên cạn.
Thung Nai không thích hợp với những hoạt động vui chơi gải trí rầm rộ và ồn ào, thay vào đó là những phút giây thư giãn bên gia đình, bạn bè, nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên kì thú và quên đi những âu lo của cuộc sống bận rộn hàng ngày.
Là một xã lòng hồ thuộc huyện Cao Phong, Thung Nai được du khách biết đến với Đền Bà Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ, Hang Bờ, Bản Mu, những hòn đảo nổi không tên trên mặt nước hay bè nuôi cá lồng trên hồ… Đây là nơi sinh sống của nhiều bà con các dân tộc, chủ yếu là dân tộc Mường. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền hoặc xuồng. Người dân ở đây giao dịch buôn bán chủ yếu tại chợ Bờ. Chợ chỉ họp vào buổi sáng và tan chợ khi còn khá sớm, khoảng gần 8 giờ là chợ đã thưa người qua lại. Chợ nổi Thác Bờ họp phiên chủ nhật cách nhà nghỉ Cối Xay Gió chừng 20 phút. Không quá ồn ã tấp nập. Chợ là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ về đây. Người ta mang đến những sản vật được đánh bắt từ đêm hôm trước. Từ chợ nổi Thác Bờ đi lên bản Sông, đền thờ Thác Bờ linh thiêng và được khách thập phương ghé qua với hoạt động tâm linh độc đáo là các cuộc hầu đồng nằm ở cuối bản. Dưới chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường hoang sơ. Một đảo nhỏ khác mang tên đảo Quạ vì đây là điểm đàn quạ hay dừng chân.
Chiều, trong khung cảnh hoàng hôn đang dần buông xa xa, cả lòng hồ biến thành một màu tím huyền ảo. Những tia nắng cuối ngày phản chiếu ánh chói lọi xuống lòng hồ như một tấm gương phẳng lặng. Vài ba chiếc thuyền rẽ sóng khiến khung cảnh càng trở nên lãng mạn và êm đềm.
Cái cảm giác đi thuyền trên dòng Đà Giang kỳ vĩ, ngắm sông nước, mây trời, ăn uống trên nhà sàn cối xay gió và thăm các bản của người Dao, người Mường thật thú vị! Tuy nhiên, du lịch ở Thung Nai hiện chưa phát triển nhiều, chủ yếu dưới dạng tự phát. Phần lớn du khách đến đây thường chỉ biết đến nhà nghỉ Cối Xay Gió, Đảo Dừa bên cạnh việc ở trong các nhà sàn của dân địa phương. Các loại hình du lịch cũng chưa được đầu tư khai thác nên nhìn chung vẫn còn ở dạng hoang sơ. Song đây cũng chính là điểm hấp dẫn du khách của vùng đất Thung Nai bình lặng.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Từ Hà Nội, ngược Quốc lộ 6, bạn chỉ mất hơn hai giờ đồng hồ chạy xe là đã có mặt ở Hòa Bình. Vượt qua con dốc Cun, đâu đó trên sườn núi, ven đường đã thấy xuất hiện những cây lác đác trổ hoa. Cứ vào độ Tết đến, xuân về, cả một vùng Tây Bắc rộng lớn sẽ rực rỡ sắc màu không chỉ có hoa đào, hoa mai….. Hoa ban xuất hiện như một cô sơn nữ, vừa gần, vừa xa rực rỡ mà khiêm nhường.
(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình xưa, cùng với 4 mường: Bi, Vang, Thàng, Động là các dòng họ lớn: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng nối đời làm Lang cai quản. Đối với từng dòng họ thì con trai trưởng làm Lang Cả, con trai thứ làm Lang em chia nhau đi Ăn Lang (cai quản) từng vùng. Toàn tỉnh có một hội đồng Quan Lang gồm 12 thành viên. Trong đó đứng đầu là Chánh Quan Lang mà quyền thế như ông vua một vùng.
(HBĐT) - Cùng với dân tộc Mường, Nùng, Tày, các dân tộc khác cũng có những nét rất độc đáo, riêng biệt trong cách tổ chức, đón Tết nguyên đán. Dưới đây là tổng hợp có phóng viên Báo HBĐT về Tết của dân tộc Thái, Xê Đăng. (Tiếp theo và hết).
(HBĐT) - Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những phong tục riêng để đón Tết cổ truyền. Về trình tự và phong tục, Tết của người Mường là gần với Tết của người Kinh nhất với phong tục đặc sắc là hát sắc bùa.
(HBĐT) - Cùng với chiếc áo cánh mịn màng, yếm ngực tinh khôi, chiếc tênh (sợi dây thắt lưng) duyên dáng... thì chiếc khăn che đầu (còn gọi là khăn duyên) đã đi vào văn hóa trang phục, trở thành một phần không thể thiếu để tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Mường.
(HBĐT) - Sáng sớm, bản Mường Chậm hiện lên như một bức tranh núi rừng, đẹp và êm đềm. Dưới thung lũng, sương mù ken đặc trên những ngọn cây cùng với khói bếp lan man một màu bình yên, ấm cúng.