Con cháu mời thầy mo làm lễ vía kéo si cầu mong sức khoẻ cho ông Bùi Văn Hữu, 73 tuổi ở xóm Ráy, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

Con cháu mời thầy mo làm lễ vía kéo si cầu mong sức khoẻ cho ông Bùi Văn Hữu, 73 tuổi ở xóm Ráy, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trong chuyến thẩm định thực tế một số nghi lễ của Mo Mường nhằm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục trình cấp bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam khẳng định tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của di sản Mo Mường Hòa Bình.

 

Cùng đoàn thẩm định, chúng tôi được tham dự lễ vía kéo si (mụ thố) do thầy mo Bùi Văn Minh thực hiện tại gia đình ông Bùi Văn Hữu, 73 tuổi, xóm Ráy, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Trên ngôi nhà sàn, cỗ cúng trong lễ vía kéo si có nhiều mâm với thịt lợn, gà, xôi, rượu... trong đó, ở mâm trung tâm có một cành si. Trong lễ vía kéo si, điều dễ dàng nhận thấy đó là công việc bếp núc, cỗ bàn hầu hết do người đàn ông đảm nhận. Đây cũng là thói quen lâu đời của người Mường. Người phụ nữ chỉ đảm nhận đồ chay trong buổi lễ như đồ xôi, gói bánh, phụ giúp nhặt rau... Nhận được lời mời của gia đình, họ hàng thân thích, anh em hàng xóm tham gia rất đông với ý nghĩa để góp lễ mời vía cầu mong cho người ốm mau chóng khỏi bệnh. Chị Bùi Thị Thọa, một trong những con gái cụ Hữu tâm sự: “Mấy chị em trong gia đình khi thấy bố ốm bàn nhau mời thầy mo làm lễ vía kéo si. Tôi đến đây góp gạo, gà, rượu, tiền để làm lễ mong ông khoẻ mạnh trở lại. Chị Bùi Thị Ngăng là cháu của ông Hữu cũng chia sẻ: “Tôi đến đây mong muốn được thăm hỏi sức khỏe ông và theo phong tục của người Mường là để góp vía mong ông mau chóng khỏi bệnh.

 

 Có mặt trong lễ vía kéo si, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Bùi Huy Vọng, huyện Lạc Sơn cho biết: Trong đời sống tinh thần của người Mường, ông Mo có vai trò vô cùng quan trọng, được ví là người giữ lửa cho dân tộc Mường. Theo quan niệm của người Mường, con người ta khi sinh ra không chỉ có phần vật chất như cày, bừa, cấy, hái, ăn uống hàng ngày mà có cả phần tinh thần, đặc biệt là phần quan trọng của cuộc đời như lúc già yếu, ốm đau, mất đi. Lúc đó là thời điểm gia đình, dòng họ bất an, điểm tựa tinh thần là những ông Mo. Họ là những người chăm sóc, gửi niềm tin cho nhân gian cầu mong sức khỏe, cuộc sống tốt đẹp hơn hay nói cách khác ông Mo là điểm tựa tinh thần, chăm sóc phần tinh thần. Lễ vía kéo si là một trong nhiều nghi lễ trong vòng đời của người Mường. Người Mường quan niệm, con người sinh ra có cây si số mệnh được trồng trên trời. Khi  tuổi cao, những người từ 60 tuổi trở lên mới được làm lễ kéo si. Quan niệm cho rằng, cây si số mệnh trên trời đã bị sâu hà, già cỗi. Con cháu tập hợp lại làm nghi lễ kéo si để thay gốc cây cũ thành cây mới. Tính nhân văn cao cả là khát vọng muốn chế ngự thiên nhiên, số mệnh trong ước mong của người Mường. Ứớc mong nữa là mong muốn cha mẹ, NCT trong gia đình sống lâu để làm điểm tựa tinh thần cho con cháu.

 

Rời huyện Lạc Sơn, chúng tôi tiếp tục đến huyện Tân Lạc khảo sát thực tế bộ khót của ông Mo Bùi Văn Chiến ở xóm Lồ, xã Phong Phú để được tận mắt nhìn thấy những vật dụng, tế khí là những mảnh đá, xương thú được truyền qua nhiều thế hệ thầy Mo. Tham dự lễ vía hộp do thầy Mo Chiến thực hiện ở gia đình ông Bùi Văn Bọt, xóm Lồ với ước mong cho cả gia đình luôn mạnh khỏe, bình an càng hiểu thêm tâm hồn và lẽ sống của đồng bào Mường. Cùng với việc được đắm mình vào những lời Mo mang tính giáo dục, nhân văn cao cả, đoàn còn thẩm định hồ sơ gồm cuốn sách Mo Mường Hòa Bình; bộ đĩa CD tư liệu Mo Mường Hòa Bình; báo cáo kiểm kê Mo Mường năm 2012 của Sở VH-TT&DL; một số tư liệu nghiên cứu như Người Mường ở Hòa Bình, “Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần của người Mường tại Sở VH-TT&DL. Qua đó, các thành viên trong đoàn càng thấy rõ nét hơn tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của những áng Mo trong di sản Mo Mường.

 

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mặc dù người Mường không có chữ viết nhưng những áng Mo vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Mo Mường đã góp phần hình thành nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn các thế người Mường. Mo cũng là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hoá, triết lý nhân sinh, thể hiện thiết tha tình yêu cuộc sống, yêu con người, quê hương xứ sở. Từ quá khứ đến hiện tại, các thế hệ người Mường đã lưu giữ, truyền miệng và phát huy một cách bền vững những giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống, sức lan toả sâu rộng của di sản phi vật thể vô cùng quý giá này.

 

Sau khi đi khảo sát và thẩm định thực tế tại 2 huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV- Trưởng ban Kiểm tra Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam khẳng định việc bảo trợ di sản Mo Mường là rất xứng đáng. Điều này đã trở thành hiện thực, mới đây, Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam đã có Quyết định số 17/QĐ-LH ngày 20/5/2015 về việc bảo trợ Di sản văn hoá Mo Mường là di sản phi vật thể có giá trị lịch sử, nhân văn và giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và cấp giấy chứng nhận cho 20 nghệ nhân Mo Mường vì đã có những đóng góp trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản văn hoá Mo Mường. UBND tỉnh đã trang trọng tổ chức lễ đón bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam cho Di sản văn hoá Mo Mường Hoà Bình. Đây là niềm vui chung của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh để trong tương lai không xa Mo Mường được công nhận là di sản cấp quốc gia và được nhiều bè bạn trong nước, quốc tế biết đến.

 

 

 

                                                                            Hương Lan

 

 

Các tin khác

Cổ vật trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
Nghệ nhân Mo Bùi Văn Lựng, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (bên phải) chuẩn bị lễ phục cho lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015.
Các đại biểu thảo luận về giá trị của di sản mo Mường tại buổi gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đại biểu đại diện nghệ nhân mo dân tộc Mường tỉnh năm 2014.  Ảnh: P.V
Anh Bùi Thanh Bình tại phòng trưng bày chiêng Mường cổ gồm 100 chiếc (Bảo tàng di sản văn hoá Mường) ở phường Thái Bình -TP Hoà Bình.

Măng khô - quà tặng độc đáo của núi rừng

(HBĐT) - Không chỉ được nhiều người biết đến bởi rượu cần, mật ong hay cơm lam ống nứa, Hòa Bình còn nổi tiếng với đặc sản măng các loại, trong đó có măng khô.

Lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái, Hòa Bình

(HBĐT) - Chá Chiêng là lễ hội tín ngưỡng của dân tộc Thái (Hòa Bình) do ông Mùn lớn - người có uy tín trong cộng đồng người Thái tổ chức.

Cây “cột thiêng” trong nhà sàn của người Thái đen

(HBĐT) - Trong kiến trúc nhà sàn của người Thái đen, “cột thiêng” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như trụ cột, chứa đựng linh hồn của ngôi nhà, là biểu tượng cho sự bền vững của một gia đình.

Đặc trưng cấu tạo bữa ăn cổ truyền của người Mường Lạc Sơn

(HBĐT) - Đặc điểm nổi bật nhất nguồn gốc các loại lương thực, thực phẩm cung cấp trong bữa ăn của người Mường trong xã hội cổ truyền trước tháng 8/1945 đều có nguồn gốc trong thiên nhiên, được chế biến rất giản đơn với những cách thức giản đơn cốt để cho chín để ăn. Bữa ăn là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, làm nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn và hái lượm, không có sản phẩm công nghiệp hay phụ gia thực phẩm như ngày nay.

Động Không Đáy - kiệt tác của thiên nhiên

(HBĐT) - Quần thể núi Đầu Rồng (khu III - thị trấn Cao Phong - Cao Phong) là danh lam thắng cảnh được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2012. Cùng với các điểm du lịch khác trên địa bàn, quần thể núi Đầu Rồng mang vẻ đẹp nguyên sơ, tự nhiên với các nhũ đá non vẫn tiếp tục hình thành, phát triển và chính điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo của các hang động nơi đây. Đến đây, chúng ta sẽ không thể bỏ qua vẻ đẹp huyền bí, kỳ thú của động Không Đáy, kiệt tác của thiên nhiên.

Độc đáo món ăn từ ngô của đồng bào Mông

(HBĐT) - Lần đầu tiên đến với vùng đất Mai Châu - nơi tập trung đông đảo nhất đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn tỉnh, không ít người đã tự đặt ra câu hỏi: Đất không màu mỡ, đá tai mèo lởm chởm, vậy sức mạnh nào để màu xanh của những nương ngô vẫn trải dài tưởng như bất tận trên vùng cao nguyên đá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục