Các gia đình trổ tài làm bánh uôi tại lễ hội xuân huyện Kỳ Sơn.

Các gia đình trổ tài làm bánh uôi tại lễ hội xuân huyện Kỳ Sơn.

(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

 

  Mỗi độ Tết đến, xuân về, các gia đình làng trên, xóm dưới các xã vùng hạ lưu sông Đà của huyện Kỳ Sơn lại quây quần gói bánh uôi chuẩn bị cho ngày Tết. Đặc biệt hơn, hầu như năm nào vùng này cũng tổ chức lễ hội xuân. Đúng vào ngày đó, cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ vui tươi khác, các làng lại mở hội thi gói bánh uôi. Hội thi luôn thu hút sự đông đảo người dân tham gia. Trong tiếng vỗ tay tán thưởng, hò reo cỗ vũ, các đội cùng  trổ tài làm bánh, thi xem đội nào nhanh tay gói được nhiều bánh nhất, đội nào khéo léo để có những cặp bánh hình thức đẹp. Khi bánh đã được hấp chín thì chấm điểm xem bánh của đội nào đạt được độ dẻo, thơm ngon hơn.

 

   Với bà con người Mường ở xã Yên Mông hay phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình), bánh uôi là ẩm thực có hương vị Tết đậm đà. Vào những ngày này, chị em được dịp thể hiện sự khéo léo của mình qua các công đoạn làm bánh. Tưởng chừng đơn giản nhưng để gói bánh cần thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Chị Nguyễn Thị Vi ở xóm Yên Hòa, xã Yên Mông chia sẻ: Không có bí quyết gì nhiều nhưng muốn bánh ngon, hấp dẫn, trước tiên là chuẩn bị đủ các nguyên liệu gồm bột, hành, thịt hoặc đỗ xanh, dây lạt... Bột bánh làm từ gạo nếp, gạo càng dẻo thì chất lượng bánh càng ngon. Trước khi gói, gạo nếp đem vo kỹ, đổ vào chậu ngâm từ 3 - 4 giờ đồng hồ sau đó vớt ra mẹt, để ráo nước rồi cho vào cối xay hoặc giã thành bột mịn. Về nhân, có hai loại, nếu là nhân thịt cần tẩm ướp với hạt tiêu làm dậy  mùi thơm hoặc nấu chính đỗ xanh đã đãi vỏ, giã mịn nắm thành từng nắm nhỏ để ra bát. Lá gói bánh thường là lá chuối rừng tươi hoặc khô đã cắt thành những tấm vừa vặn, có thể hơ lá trên bếp lửa để lá mềm giúp gói dễ hơn. Công đoạn gói bánh bắt đầu sau khi bột được hòa vào nước, trộn nhuyễn thành khối và xắt thành những miếng nhỏ đủ để bao trọn nhân bánh. Khi gói, đặt hai phần bánh ở hai đầu đối xứng trong tấm lá chuối, cuộn lại, xoắn thật nhanh và chặt tay, tiếp đó chập đôi hai đầu thành một, buộc đầu đó lại bằng một dây lạt mềm rồi cắt gọn cuống lá cho đẹp mắt. Sau khi đã hoàn tất công đoạn gói, bánh được xếp vào chõ theo chiều dựng đứng để bánh chín đều, hấp cách thủy khoảng 2 giờ đồng hồ rồi được bắc xuống, cho ra mẹt.

 

   Từ lúc xếp bánh vào chõ đến lúc bánh được hấp chín là cả một sự đón đợi háo hức. Thú vị hơn khi bánh được xếp vào mẹt, chờ cho đến khi bánh nguội mới dễ bóc sẽ ngon, hấp dẫn hơn. Để thưởng thức, trước tiên  tháo bỏ dây lạt, tách hai đầu lá tước dọc từng thớ lá. Hãy nhớ khi bóc bánh, chỉ tước lá từng chút, từng chút một vì bánh rất dẻo, tránh để bánh dính vào lá. Và lúc này có thể cảm nhận hương vị dẻo thơm hòa quyện của gạo nếp, thịt lợn, hạt tiêu, lá chuối...

 

   Cái tên bánh uôi hay bánh tình yêu, bánh đoàn kết vốn đã khơi dậy trí tò mò của nhiều người. Càng tò mò, khó hiểu hơn trước hình dạng của bánh với 2 phần giống nhau tuy hai mà một, ngắn ngắn, tròn tròn được xâu bằng lạt mềm. Bánh tượng trưng cho tình yêu, tinh thần đoàn kết, loại bánh mang hương vị Tết, nét văn hóa ẩm thực lưu giữ trong đời sống người Mường. Ngày Tết tới thăm nhà nhau, những cặp bánh uôi dẻo thơm lúc lỉu trên tay là món quà quý đem đến, mang về. Không khí Tết thêm ấm áp, đủ đầy hơn khi nhà nhà có những cặp bánh uôi đặt trên bàn thờ gia tiên hay xếp trong mâm cỗ Tết của tình thân, tình đoàn kết sum vầy.

 

 

                                                           Duy Duy

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Con cháu mời thầy mo làm lễ vía kéo si cầu mong sức khoẻ cho ông Bùi Văn Hữu, 73 tuổi ở xóm Ráy, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).
Cổ vật trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
Nghệ nhân Mo Bùi Văn Lựng, xóm Lầm, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (bên phải) chuẩn bị lễ phục cho lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015.

Sự biến đổi trong lễ mo tang của người Mường

(HBĐT) - Từ việc tiếp cận trực quan nhiều lễ mo tang rồi suy ngẫm, rút ra những giá trị tinh túy và ý nghĩa sâu sắc trong lễ Mo tang của người Mường, chúng tôi nhận thức được mo thuộc loại nghi thức vòng đời; là nghi thức được tổ chức trong đám tang. Mo là một kho bách khoa của người Mường về lịch sử, địa lý, nhân học, triết học, văn hóa, nghệ thuật diễn xướng mang tính sân khấu dân gian. Âm nhạc, múa, mỹ thuật, kiến trúc, thi ca, văn hóa ẩm thực...

Một góc văn hóa Mường ở Hòa Bình

(HBĐT) - Một nhiếp ảnh gia ở Hà Nội đánh tiếng rằng: Có phải cử nhân văn hóa Bùi Thanh Bình, chủ nhân của nhà sàn Mường Động (suối khoáng Hạ Bì - Kim Bôi) nay đã thành lập Bảo tàng tư nhân di sản văn hóa Mường không? Lên mạng tìm tên bảo tàng không có gì. Đem thắc mắc này đến gặp anh - Giám đốc Bùi Thanh Bình khẳng định: Mới có giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập do UBND tỉnh cấp từ tháng 1/2014, mọi chuyện cũng mới khởi đầu thôi mà.

Măng khô - quà tặng độc đáo của núi rừng

(HBĐT) - Không chỉ được nhiều người biết đến bởi rượu cần, mật ong hay cơm lam ống nứa, Hòa Bình còn nổi tiếng với đặc sản măng các loại, trong đó có măng khô.

Lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái, Hòa Bình

(HBĐT) - Chá Chiêng là lễ hội tín ngưỡng của dân tộc Thái (Hòa Bình) do ông Mùn lớn - người có uy tín trong cộng đồng người Thái tổ chức.

Cây “cột thiêng” trong nhà sàn của người Thái đen

(HBĐT) - Trong kiến trúc nhà sàn của người Thái đen, “cột thiêng” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như trụ cột, chứa đựng linh hồn của ngôi nhà, là biểu tượng cho sự bền vững của một gia đình.

Đặc trưng cấu tạo bữa ăn cổ truyền của người Mường Lạc Sơn

(HBĐT) - Đặc điểm nổi bật nhất nguồn gốc các loại lương thực, thực phẩm cung cấp trong bữa ăn của người Mường trong xã hội cổ truyền trước tháng 8/1945 đều có nguồn gốc trong thiên nhiên, được chế biến rất giản đơn với những cách thức giản đơn cốt để cho chín để ăn. Bữa ăn là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, làm nương rẫy, chăn nuôi, săn bắn và hái lượm, không có sản phẩm công nghiệp hay phụ gia thực phẩm như ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục