Sáng 7/5/2019, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree đang thăm chính thức Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Công
chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Sáng 7/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Công chúa kế
vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree nhân chuyến thăm
chính thức tới Việt Nam từ ngày 6 - 8/5/2019.
Tại cuộc tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh nhiệt liệt chào mừng Công chúa và Phu quân
cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Thụy Điển đến thăm Việt Nam nhân dịp 50
năm thiết lập
quan hệ ngoại giao hai nước.
Đánh giá cao và chia sẻ những tình cảm tốt đẹp mà Hoàng gia, Chính
phủ và nhân dân Thụy Điển đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, Phó
Thủ tướng cho rằng Chính phủ và người dân Việt Nam luôn trân trọng và biết ơn sự
giúp đỡ quý báu và hiệu quả của Thụy Điển qua các công trình trở thành biểu tượng
của tình hữu nghị giữa hai dân tộc như Nhà máy giấy Bãi Bằng, Bệnh viện Nhi
Trung ương Hà Nội.
Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria vui mừng được thăm Việt Nam
đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, lần đầu tiên có
đoàn doanh nghiệp đông đảo tháp tùng, bao gồm hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu của
Thụy Điển. Hai bên đã trao đổi, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp để cùng thúc
đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, giáo dục, viễn thông, đô thị thông minh…, nhất
là những lĩnh vực mà Thụy Điển có thế mạnh và Việt Nam đang cần trong công cuộc
phát triển đất nước.
Phó Thủ tướng tin tưởng đoàn doanh nghiệp Thụy Điển tháp tùng Công
chúa trong chuyến thăm lần này sẽ ký kết được nhiều thỏa thuận, hợp đồng với
các đối tác Việt Nam, góp phần thúc đẩy thương mại - đầu tư song phương phương
cũng như đón đầu các cơ hội mới do Hiệp định
EVFTA sắp được ký kết mang lại./.
TheoVietnamplus
(HBĐT) - 65 năm trước, cả dân tộc Việt Nam cùng hướng về Điện Biên Phủ. 65 năm sau, vẫn điểm hẹn ấy - điểm hẹn của cả dân tộc với những con người từng làm nên chiến thắng "chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954.
(HBĐT) - Nói về ý nghĩa của chiến dịch giải phóng Hoà Bình (1951 - 1952), Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: "Nếu không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...”.
Thủ tướng khẳng định phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải có ý chí, niềm tin, khát vọng vươn lên, xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng.
Chiều 6-5, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban Chỉ đạo 182 Trung ương (T.Ư), Ban Kinh tế T.Ư, Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020” (Kết luận 48).
Bài 3: Tiềm năng du lịch chưa được đánh thức
Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được xác định là một nguồn lực quan trọng, là tiềm năng lợi thế, sản phẩm chủ lực, nổi bật cho phát triển du lịch của cả khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Vốn dĩ không có thế mạnh về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp lại khó khăn, thế nên với Điện Biên, khai thác tốt di tích Điện Biên Phủ kết hợp với khai phá vẻ đẹp tiềm ẩn của mảnh đất miền Tây Bắc là con đường sớm nhất để giảm đói, nghèo. Thế nhưng, thực tế lại không như mong muốn.
(HBĐT) - Tháng 3 được Ban Bí thư T.Ư Đảng chọn làm Tháng Thanh niên từ năm 2004. Trải qua 16 năm thực hiện, Tháng Thanh niên đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của tuổi trẻ huyện Lạc Sơn. Triển khai Tháng Thanh niên năm 2019 với chủ đề "Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng”, các cấp bộ Đoàn huyện Lạc Sơn đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo sức lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn huyện.