Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ thẩm định dự án đường sắt cao tốc, nếu được thông qua sẽ hoàn thành một số đoạn trước 2030.

 

Chiều 12/8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi). 

Theo Thứ trưởng Đông, trong số các nội dung mới của dự luật sửa đổi sẽ có một chương về đường sắt tốc độ cao. Dù Quốc hội từng bác dự án đường sắt cao tốc song theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam sẽ hoàn thành vào năm 2050. 

Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tiền khả thi. Theo đó, dự kiến năm 2018, Bộ sẽ trình Chính phủ thẩm định, sau đó trình Quốc hội phấn đấu thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trước 2020. Đoạn Sài Gòn - Long Thành được chọn thí điểm để vận hành khai thác, đào tạo chuyển giao công nghệ, sau đó làm tiếp các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh. Sau năm 2030, tuyến sẽ kéo dài tiếp Hà Nội - Đà Nẵng và Sài Gòn - Đà Nẵng.

“Toàn tuyến Bắc - Nam sẽ được làm theo lộ trình và từng đoạn, phấn đấu nối toàn tuyến trước năm 2050”, ông Đông cho biết.

Thứ trưởng Đông cho hay, đã có nhiều nghiên cứu trên tuyến đường sắt cao tốc, như Hàn Quốc đang hỗ trợ nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Cần Thơ, Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản JICA cũng nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh. 

duong-sat-cao-toc-bac-nam-duoc-tai-khoi-dong

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông báo cáo trước Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Xuân Hoa.

"Dự báo đến 2030, nếu các dự án khác như Cảng hàng không Long Thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì vẫn phải làm thêm một tuyến đường sắt mới để đáp ứng yêu cầu đi lại của 50-70 triệu hành khách", ông Đông khẳng định. 

Báo cáo thẩm tra dự luật này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các quy định về đường sắt tốc độ cao bảo đảm việc xây dựng theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Giao thông cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi.

Thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7%

Tại Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại trước thị phần vận tải đường sắt quá ít so với đường bộ, đường thủy. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích, thị phần vận tải đường sắt giảm do mạng lưới đường không tăng, toàn bộ vận tải do Tổng công ty Đường sắt quản lý nên không có cạnh tranh, việc kết nối với đường sắt và cảng biển hạn chế... Ước tính thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7% trong khi vận tải đường bộ chiếm 62%. 

Theo ông Đông, Luật đường sắt sẽ tạo cơ sở pháp lý để ngành đường sắt có môi trường kinh doanh thông thoáng, chấm dứt độc quyền của Tổng công ty Đường sắt. Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng, bảo trì đường và cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh toa xe... 

"Tư nhân đầu tư toa xe sẽ tăng từ 19-20 đôi tàu Bắc Nam lên 22-23 đôi tàu và việc kết nối với cảng biển sẽ tốt hơn", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.  

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận xét, nhiều năm qua ngành đường sắt không huy động được vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đầu tư của nhà nước cũng rất hạn chế. Đường sắt thời Pháp để lại dài hơn 3.000 km song chúng ta không làm thêm được kilômet nào mà còn giảm đi.

"Kỳ vọng với sự phát triển vận tải đường sắt trong thời gian tới, theo tính toán với các cung đường 500-700 km, đường sắt có lợi thế cạnh tranh với các loại hình vận tải khác", ông Thanh nhận xét.

Kết luận lại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nếu tiếp thu các ý kiến trong phiên làm việc này thì tới đây, Dự án Luật đường sắt (sửa đổi) đủ điều kiện để trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.

Dự thảo luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 65/114 điều; bãi bỏ 45/114 điều; sổ sung mới 26 điều.

 

                                                                                         Theo Vnexpress

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Anh Hưng làm kinh tế giỏi ở xã Thu Phong

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên XĐ -GN đã được nhân rộng trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong). Từ các mô hình phát triển kinh tế đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Gia đình hội viên Nguyễn Văn Hưng ở xóm Mới là một điển hình.

Thành phố Hòa Bình: Tổng sản lượng thủy sản đạt gần 60 tấn

(HBĐT) - Trong tháng 8, ước tính tổng sản lượng thu hoạch cá nuôi và khai thác tự nhiên trên địa bàn TP Hòa Bình đạt 59,8 tấn. Trong đó, sản lượng cá nuôi đạt 38,6 tấn, so cùng kỳ năm 2015 tăng 42,8%; sản lượng cá khai thác đạt 21,2 tấn, so cùng kỳ năm 2015 tăng 2,56%.

8 tháng, doanh thu của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ước đạt trên 7.360 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến nay, tổng số dự án trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 63 dự án, trong đó có 18 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 395,59 triệu USD và 45 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 8.141,9 tỷ đồng. Hiện đã có 45 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Khó khăn thành lập chi hội phụ nữ trong doanh nghiệp

(HBĐT) - Trên tinh thần thực hiện Chỉ thị số 38, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Hội LHPN các cấp đã nỗ lực để thành lập chi hội phụ nữ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, để thành lập được tổ chức Hội PN trong doanh nghiệp không đơn giản. Toàn tỉnh mới thành lập được 3 chi hội tại huyện Lạc Sơn và Yên Thủy.

Xã Mỵ Hòa năng động chuyển đổi cơ cấu kinh tế

(HBĐT) - Đi từ xóm Đồng Hòa, qua Mỵ Đông đến Đông Hà, hơn 3 km dọc ven đường, những chùm cam sai trĩu quả đang khoe sắc trên những đồng đất xưa kia là khoai, sắn. “Một bức tranh” NTM đang hiện hữu sắc màu ấm no, là kết quả của công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đầy quyết tâm của chính quyền và người dân xã Mỵ Hòa, (Kim Bôi).

 Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình nước sạch cụm 3 xã

(HBĐT) - Trong những ngày tháng 8, mặc dù thời tiết mưa nhiều nhưng nhà thầu vẫn đẩy nhanh dự án nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt cụm xã Hiền Lương, Tu Lý, Hào Lý (Đà Bắc). Theo kế hoạch, công trình phải hoàn thành vào cuối năm 2016, kỳ vọng góp phần giúp hàng ngàn hộ dân trong khu vực được sử dụng nước sạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục