(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.

 

  Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Sở Công Thương và các đại biểu khai trương điểm bán hàng Việt có tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.

 Đồng chí Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Đây là mô hình điểm bán hàng cố định đầu tiên do Sở Công Thương triển khai xây dựng tại tỉnh. Sau khi được Bộ Công Thương phê    duyệt, Sở đã tổ chức ký kết hợp đồng với Vụ Thị trường trong nước về việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhóm Chương trình   hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững, đồng thời  tổ chức xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tượng tham gia, tiến hành khảo sát lựa chọn các cơ sở kinh doanh tại các địa phương trong tỉnh đáp ứng các tiêu chí: là hộ kinh doanh, doanh nghiệp, công ty kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng; có giấy đăng ký kinh doanh; ưu tiên các cửa hàng ở vùng sâu, vùng xa. Sau khảo sát thực tế và đối chiếu các tiêu chí, Sở Công Thương đã lựa chọn cửa hàng kinh doanh bách hóa tổng hợp Quang Trung, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) do ông Lê Văn Hùng làm chủ hộ tham gia chương trình.

 

Để đảm bảo các điều kiện cho việc khai trương cũng như duy trì mô hình thí điểm Điểm bán hàng Việt, Sở đã phối hợp, hỗ trợ hộ kinh doanh tham gia chương trình trong thiết kế, lắp đặt kệ trưng bày hàng hóa, biển hiệu gian hàng, in bảng giá, băng rôn, cờ phướn, tờ rơi tuyên truyền... Kể từ ngày điểm bán hàng Việt chính thức khai trương đã thu hút sự quan tâm của nhân dân các dân tộc cụm xã vùng đặc biệt khó khăn Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do của huyện Lạc Sơn đến mua sắm, thăm quan. Lãnh đạo Sở Công Thương nhấn mạnh: Mô hình giúp phát triển hệ thống phân phối, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi đưa hàng hóa thiết yếu, hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân vùng cao được tiếp cận với hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng cao do Việt Nam sản xuất.

 

Nhân dân cụm xã Ngọc Sơn - Ngọc Lâu - Tự Do (Lạc Sơn) thăm quan, mua sắm tại điểm bán hàng Việt.

 

Được biết, chủ hộ kinh doanh đã cam kết duy trì Điểm bán hàng Việt cố định từ tháng 10/2016 - 10/2020 phục vụ nhu cầu của nhân dân các dân tộc trong xã và các xã lân cận. 100% hàng hóa bày bán tại điểm bán hàng Việt là hàng Việt Nam có chất lượng, đảm bảo VSATTP. Sau mô hình thí điểm, Sở Công Thương đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh, tiến tới xây dựng trên địa bàn mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 điểm bán hàng Việt để hàng hóa của Việt Nam sản xuất ngày càng tiếp cận gần hơn tới tay người tiêu dùng.

 

 

                                                                                   P.V   

      

Các tin khác

Không có hình ảnh

Hiệu quả từ chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2015, theo tiêu chí nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kỳ Sơn chiếm 7,34%. Năm nay, huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,5%. Để thực hiện chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, BCĐ giảm nghèo của huyện đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo đến các xã, thị trấn, đặc biệt là xã vùng 135 Độc Lập.

Xã Trung Sơn chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

Những giải pháp nâng cao thứ hạng chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 8 bậc so với năm 2014. Dù giảm về thứ hạng nhưng điểm số vẫn tăng 2, 79 điểm cho thấy những cố gắng thực hiện các giải pháp cải cách hànhchính (CCHC) ở tỉnh. Phân tích 7 chỉ số thành phần của PAR INDEX đã thể hiện rõ kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong CCHC của tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Mô hình nuôi cá lồng VietGAP trên vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Đó là mô hình nuôi cá lồng áp dụng VietGAP của Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh. Mô hình bắt đầu thực hiện từ năm 2013 tại xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Sức vóc Mường Bi

(HBĐT) - Nhắc đến Mường Bi - Tân Lạc, nhiều người nhớ ngay đến đó là vùng đất cổ mang đậm nét văn hóa truyền thống và nhịp sống cũng hết sức “trầm”. Riêng tôi, gắn bó nhiều với vùng đất Mường Bi, tìm hiểu nhiều về cuộc sống mới của người dân nơi đây lại thấy Mường Bi khá “động” và luôn hòa chung dòng chảy của thời cuộc để phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục