(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.

 

Theo đó, các bên ký kết cùng nhau triển khai việc cho vay vốn tới người nông dân trong tỉnh nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình là hội viên Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong tỉnh có nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ của Agrribank Hòa Bình tại các chi nhánh nơi cho vay để sản xuất, kinh doanh, phát triển dịch vụ, tiêu dùng nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các đơn vị còn tạo điều kiện giúp cấp hội trong tỉnh nêu cao tỉnh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng kỳ hạn đã cam kết với Agribank chi nhánh cho vay.

 

Thông qua việc triển khai cho vay vốn theo Nghị định 55 của Chính phủ cũng tạo cho Agribank Hòa Bình tăng lượng khách hàng, mở rộng đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và quảng bá thương hiệu.

 

 

Đại diện Agribank Hòa Bình cùng lãnh đạo Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh ký kết thỏa thận hợp tác chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT.

 

Theo  đại diện Agribank Hòa Bình, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định 55 của Chính phủ là quá trình thay thế và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện việc cho vay vốn theo Nghị định 41 của Chính phủ vừa mới được kết thúc trong năm 2015.

 

Trước đó, Agribank Hòa Bình cùng các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đã tổng kết việc thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ. Thống kê trong 5 năm (2010 – 2015), tổng dư nợ của các chi nhánh của Agribank tính đến 30/6/2015 đạt trên 2.510 tỷ đồng, tạo điều kiện cho trên 36.100 khách hàng đang vay vốn thông qua các chi nhánh trong tỉnh, chiếm 43,1%/tổng dư nợ của Agribank Hòa Bình.

 

Tính chung trong 5 năm, Agribank đã cho vay tổng số gần 92.000 lượt hộ gia đình vay vốn, doanh số cho vay đạt trên 2.413 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân cho các khách hàng vay đạt 32 triệu đồng/hộ.  Nhờ nguồn vốn từ phía Agriank đã tạo động lực cho việc phát triển KT – XH, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân trong tỉnh

 

Tại Lễ ký thỏa thuận thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ, Agribank Hòa Bình cùng hội Nông dân, Hội phụ nữ tỉnh đã ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác với nhiều  điều khoản cụ thể. Thông qua việc ký kết này, các đơn vị mong muốn thực hiện tốt chủ trương lớn của chính phủ, tạo cơ hội phát triển KT – XH của địa phương, nhất là giúp thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển NNNT trên toàn địa bàn theo hướng bền vững.

 

 

 

                                                                              Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Phát triển “tam nông” - hành trình hướng tới sự bền vững

(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.

Hiệu quả từ chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2015, theo tiêu chí nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kỳ Sơn chiếm 7,34%. Năm nay, huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,5%. Để thực hiện chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, BCĐ giảm nghèo của huyện đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo đến các xã, thị trấn, đặc biệt là xã vùng 135 Độc Lập.

Xã Trung Sơn chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

Những giải pháp nâng cao thứ hạng chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Ngày 1/8/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2015 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 8 bậc so với năm 2014. Dù giảm về thứ hạng nhưng điểm số vẫn tăng 2, 79 điểm cho thấy những cố gắng thực hiện các giải pháp cải cách hànhchính (CCHC) ở tỉnh. Phân tích 7 chỉ số thành phần của PAR INDEX đã thể hiện rõ kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong CCHC của tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Mô hình nuôi cá lồng VietGAP trên vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Đó là mô hình nuôi cá lồng áp dụng VietGAP của Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh. Mô hình bắt đầu thực hiện từ năm 2013 tại xóm Vôi, xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục