(HBĐT) - Với 13 xã, thị trấn nhưng huyện Yên Thủy có tới 6 xã, 64 thôn, bản vùng 135; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm trên 37% và hộ cận nghèo còn 26%. Nguyên nhân chính được cấp ủy, chính quyền huyện xác định do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và chưa có đầu ra ổn định, thiếu vốn đầu tư SX -KD. Việc tiếp cận và áp dụng KH -KT trong sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn và tác động thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

 

Nhằm hướng tới mục tiêu XĐ - GN bền vững, những năm qua, huyện Yên Thủy đã triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để từng bước nâng cao mức sống của người dân, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đầu tư hỗ trợ các hoạt động sinh kế; tăng cường năng lực thể chế của chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của cộng đồng dân cư... Một trong những giải pháp đạt hiệu quả cao là huyện đã tăng cường tìm kiếm để không ngừng phát triển các hoạt động liên kết đối tác trong sản xuất.

 

Trong 4 năm (2012 - 2015), huyện Yên Thủy đã liên kết với 6 doanh nghiệp, tổng số tiền 15.790 tỷ đồng với sự tham gia 98 nhóm cùng sở thích và 1.899 hộ hưởng lợi. Hoạt động liên kết đối tác sản xuất được thực hiện tại các  xã: Lạc Lương, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Đa Phúc, Hữu Lợi, bao gồm: liên kết trồng cây Thanh hao hoa vàng với Công ty CP Sao Kim; liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm mía đường nguyên liệu với Công ty Đường mía Việt Nam - Đài Loan; liên kết trồng và tiêu thụ lạc giống vụ thu - đông với Công ty TNHH Phát triển công nghệ và vật tư kỹ thuật Hương Quê; liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cà gai leo với Công ty CP Biopharm Hòa Bình.

 

 

Liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cà gai leo đem lại thu nhập bình quân 200 triệu đồng /ha/năm cho người dân xã Đa Phúc.

 

Cụ thể, năm 2012, huyện liên kết với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan trồng và tiêu thụ sản phẩm mía đường nguyên liệu, tổng diện tích 172,84 ha, tại 5 xã: Bảo Hiệu 66 ha, Đa Phúc 30,5 ha, Hữu Lợi 38 ha, Lạc Hưng 9,5 ha, Lạc Lương 28, 84 ha. Với 36 nhóm cùng sở thích và 691 hộ tham gia, tổng kinh phí đầu tư 9, 743 tỷ đồng. Trong đự, 5, 582 tỷ đồng vốn Ngân hàng Thế giới; vốn người dân đóng góp 2, 731 tỷ đồng; vốn đối tác 1, 392 tỷ đồng; vốn đối ứng 0, 038 tỷ đồng. ông Bùi Văn Bày, xã Hữu Lợi cho biết: “Năng suất mía nguyên liệu bình quân đạt 78, 7 tấn/ha, vượt 1,04% so với dự kiến ban đầu. Giá trị sản phẩm bình quân đạt 70, 83 triệu đồng/ha. Việc tiêu thụ nhanh chóng, thuận lợi, giá thu mua ổn định theo hợp đồng  và được điều chỉnh phù hợp theo thị trường. Cách làm này khiến nông dân chúng tôi rất yên tâm, phấn khởi. Tham gia liên kế, các nhóm cùng sở thích và các hộ dân thành thạo từ khâu làm đất, chăm sóc, làm cỏ, bón phân, theo dõi và phòng, chống sâu bệnh cho các loại cây trồng”. Từ kết quả đó, hoạt động liên kết với Công ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan tiếp tục được duy trì và phát triển.

 

Với đối tác liên kết là Công ty TNHH Phát triển công nghệ và vật tư kỹ thuật Hương Quê, năm 2014 có 9 nhóm cùng sở thích và 187 hộ ở 3 xã: Bảo Hiệu, Lạc Lương, Đa Phúc tham gia liên kết trồng lạc giống vụ thu - đông trên diện tích 37, 426 ha. Kinh phí đầu tư 1, 187 tỷ đồng, trong đó, vốn Ngân hàng thế giới 0, 759 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 0, 380 tỷ đồng; vốn đối tác 0, 040 tỷ đồng, vốn đối ứng 0, 007 tỷ đồng.

 

Năm 2014, liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm cà gai leo giữa 10 nhóm cùng sở thích và 193 hộ thuộc 2 xã Đa Phúc, Hữu Lợi với Công ty CP Biopharm Hoà Bình  bắt đầu được triển khai thực hiện. Diện tích cho thu hoạch giai đoạn 1 là 14,1 ha, năng suất bình quân đạt 6, 7 tấn tươi/ha/lần cắt. Theo đó, năng suất cà gai leo khô đạt 2, 01 tấn/ha/lần cắt. Giá trị sản phẩm bình quân 1 ha trong phạm vi liên kết cà gai leo là 60 triệu đồng /ha/lứa, với chu kỳ 3 lứa /năm (giá trị bình quân đạt 200 triệu đồng /ha/năm). Theo đó, diện tích cà gai leo trên địa bàn huyện hiện đã phát triển lên hơn 100 ha. Cà gai leo không chỉ  được đánh giá là cây xóa đói, giảm nghèo mà còn là cây làm giàu của các hộ tham gia liên kết.

 

Hoạt động liên kết đối tác sản xuất đã thực sự đem lại những kết quả đáng kể góp phần đắc lực vào công cuộc giảm nghèo của huyện Yên Thủy. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 11,34%. Đời sống của người dân được cải thiện, từng bước nâng cao. Qua đó, nông dân đã biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng KH -KT vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

 

 

                                                                                  Phượng Bùi

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục