(HBĐT) - Có địa giới tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, ự đường Hồ Chí Minh và QL 21 chạy qua địa bàn, giao thông thủy bộ thuận tiện. Huyện Lạc Thủy cũng là nơi đan xen hài hòa giữa hai sắc thái văn hóa Việt - Mường với những lễ hội truyền thống. Cách sinh hoạt hòa quyện vào nhau tạo nên nét văn hóa độc đáo và đặc sắc như lễ hội cầu mát, lễ cầu phúc bản Mường, hội sắc bùa... Đây cũng là nơi quần tụ của những danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa với nhiều sông, suối, hồ, đập, núi non hùng vỹ. Đó là tiềm năng lớn giúp huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói” với loại hình phong phú như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thắng cảnh và du lịch tâm linh.

 

Đến nay, trên địa bàn huyện có 4 di tích cấp quốc gia, gồm: quần thể di tích chùa Tiên, Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên, hang Luồn, hang Đồng Thớt. Ngoài ra, huyện có 6 di tích cấp tỉnh và trên 20 di tích có quyết định bảo vệ của UBND tỉnh. Trong đó phải kể đến danh thắng Động Tiên được Bộ Văn hóa cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa năm 1989 và thắng cảnh hang Trinh Nữ huyền bí, thu hút đông đảo khách du lịch.

 

Động Tiên thuộc xã Phú Lão, có khu du lịch chùa tiên Đầm Đa là nơi thờ Phật, cùng các cụm di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo theo kiểu chữ nhất dưới chân núi Tung Sê như đền Trình, đền Mẫu gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí. Trên động Tiên là động Thượng, thiên nhiên kỳ thú với nhũ đá vạn năm muôn hình. Đứng nơi cửa động Tam Tòa phóng tầm mắt nhìn xuống Phú Lão là hệ thống liên hồ sóng nước mênh mang cùng hàng loạt quả đồi bát úp lô nhô như biển trong lòng núi.

 

Cùng với danh thắng Động Tiên, hang Trinh Nữ cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn. Hang còn có tên gọi khác là hang Luồn, địa vực khá phong phú nằm trên địa phận 3 xã Đồng Tâm, Yên Bồng và thị trấn Chi Nê. Vẻ đẹp nơi đây là sự kết hợp tinh tế giữa những vách đá sừng sững, hùng vĩ với dòng sông hiền hòa, thơ mộng làm say đắm lòng người. Từ dòng sông Bôi đi thuyền vào cửa hang. Hang luồn qua núi, uốn lượn quanh co, vào sâu bên trong là những nhũ đá óng ánh sắc màu, cuốn hút và khêu gợi trí tưởng tượng thẩm mỹ của con người.

 

 

Lễ hội chùa Tiên được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng hàng năm là điểm nhấn đối với du khách trong nước và nước ngoài đến Lạc Thuỷ.

 

Theo ông Hoàng Mạnh Khoẻ, Trưởng phòng VH -TT huyện Lạc Thuỷ, các nhà khoa học còn phát hiện ở Lạc Thủy có 8 di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình gồm: di vật trống đồng loại I, giáo búp đa, giáo lá lúa, đỉnh đồng, mũi dao đồng... Điều này đã chứng tỏ nơi đây từng có sự giao thoa với nền văn hóa Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm. Đặc biệt trong hang Đồng Nội (Đồng Tâm), các nhà khảo cổ còn phát hiện những hình khắc trên vách núi đá, tiêu biểu nhất là hình thú và ba mặt người. Có thể nói đó là tác phẩm duy nhất của nghệ thuật tạo hình trong nền văn hóa Hòa Bình.

 

Đồng chí Quách Tất Liêm, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Với mục tiêu đưa Lạc Thủy trở thành điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài, những năm qua, huyện Lạc Thủy đẩy mạnh công tác CCHC, giúp nhà đầu tư hài lòng khi đến với huyện. Ngoài việc đầu tư và hỗ trợ về phát triển cơ sở hạ tầng, huyện đã có định hướng cho người dân tự tạo ra sản phẩm, phát triển loại hình du lịch Homestay. Việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, sự nguyên sơ của các danh thắng, bản làng được quan tâm, chú trọng…

 

Nắm bắt tiềm năng, lợi thế về du lịch, nhiều doanh nghiệp đã đến với Lạc Thủy, tiêu biểu như Tập đoàn Thái Bình Dương, Công ty Thái Hưng, Tập đoàn TH…. Riêng Tập đoàn Thái Bình Dương đang triển khai các thủ tục đầu tư 350 tỷ đồng xây dựng Dự án cáp treo chùa Hương (Hà Nội) - Long Vân (chùa Tiên - Lạc Thủy). Huyện đang tư vấn và tạo mọi điều kiện để Tập đoàn đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao trên diện tích 170 ha (trong đó có 70 ha mặt hồ). Tập đoàn TH của doanh nhân Thái Hương đầu tư phát triển dự án xây dựng tổ hợp thể thao - văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản tại xã Đồng Tâm...

 

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng sự thân thiện, gần gũi của con người Lạc Thủy đã tạo nên một vùng đất yên bình, giàu truyền thống. Tiềm năng và thế mạnh đó đang được huyện khai thác có hiệu quả góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2015, huyện thu hút 780 ngàn lượt khách du lịch (chiếm khoảng 32% tổng lượt khách toàn tỉnh). Trong 9 tháng năm 2016, riêng BQL các khu di tích huyện Lạc Thuỷ đã đón  300.000 lượt khách thăm quan, du lịch.

 

 

 

                                                                                Bùi Đức

 

 

 

Các tin khác


Triển vọng mô hình trồng măng tây tại xã Cố Nghĩa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trên 151 tỷ đồng cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển “tam nông” - hành trình hướng tới sự bền vững

(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.

Hiệu quả từ chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2015, theo tiêu chí nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kỳ Sơn chiếm 7,34%. Năm nay, huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,5%. Để thực hiện chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, BCĐ giảm nghèo của huyện đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo đến các xã, thị trấn, đặc biệt là xã vùng 135 Độc Lập.

Xã Trung Sơn chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả, bên cạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền, một động lực quan trọng không thể thiếu là phát huy được nội lực, sự đồng thuận, chung sức và đồng lòng của người dân. ở xã Trung Sơn (Lương Sơn), vai trò của người dân được thể hiện rõ nét trong suốt lộ trình xây dựng NTM trong những năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục