(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều thuận lợi cho việc giao thương với các thị trường trong và ngoài tỉnh, có diện tích đất nông nghiệp lớn, có tiểu vùng khí hậu thích nghi với nhiều chủng loại rau như rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ theo các mùa trong năm.

 

  Xã Hạ Bì (Kim Bôi) mở rộng diện tích trồng dưa chuột Nhật có hiệu quả kinh tế cao.  

Với những lợi thế đó, huyện Kim Bôi đã xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tạo ra những sản phẩm rau an toàn, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, mang lại thu nhập cao cho người sản xuất nông nghiệp.

 

Theo thống kê năm 2015, diện tích trồng rau của huyện có 2.552 ha, phân bố ở 27 xã của huyện. Năng suất rau trung bình toàn huyện đạt 174,1 tạ/ha, sản lượng đạt 44.454,6 tấn. Trên thực tế, rau lấy quả được trồng với diện tích lớn nhất, chiếm 44,6% gồm các loại chính như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ; các loại rau ăn lá chiếm 43,5% gồm rau muống, cải các loại và một số loại rau khác; còn lại là các loại rau lấy củ, rễ hoặc thân chiếm 11,9%. Do các loại rau được trồng với diện tích manh mún, nhỏ lẻ ở các điểm và chưa có sự quản lý về chất lượng nên việc tiêu thụ chủ yếu là bán ở các chợ trong huyện. Tại một số xã: Hạ Bì, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến, Tú Sơn, rau được tiêu thụ ở các điểm du lịch trên địa bàn xã. Đây cũng là lợi thế về mặt thị trường trong sản xuất rau tập trung trong giai đoạn tới.

 

Mục tiêu của đề án là hình thành được các vùng sản xuất rau an toàn với quy mô ngày càng lớn, đảm bảo cơ cấu, chủng loại theo nhu cầu thị trường gắn với phát triển rau bản địa để nâng cao giá trị kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Đồng thời, nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của nông dân trong việc sử dụng hóa chất, phân bón trong sản xuất và bảo quản rau. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ khâu đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Theo quyết định quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn tỉnh đến năm 2020 có 25/27 xã nằm trong vùng quy hoạch với diện tích 1.522 ha. Trên cơ sở phân loại đất, nước và điều kiện canh tác, đề án đề xuất trong giai đoạn đầu chỉ phát triển sản xuất rau an toàn tại 2 xã Hạ Bì và Sào Báy với diện tích 10 ha (năm 2017) và đến năm 2020 thực hiện thêm ở 2 xã Trung Bì và Nam Thượng sẽ có 50 ha được chứng nhận an toàn, sản lượng thu được ước đạt 750 tấn/vụ. Theo tính toán, hiệu quả phát triển rau an toàn cao hơn hẳn so với các cây trồng khác. Bình quân giá trị thu nhập trên 1 ha rau an toàn đạt từ 120-140% so với trồng rau thông thường. Kinh phí thực hiện đề án dự kiến trên 6 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 550 triệu đồng, ngân sách huyện trên 2,3 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 1,8 tỷ đồng, vốn khác trên 1,2 tỷ đồng.

 

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện quy hoạch phát triển rau an toàn là góp phần phá thế độc canh cây lúa, làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Để phát triển sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả và có tính bền vững cao, huyện tổ chức khảo nghiệm, tuyển chọn bổ sung các giống thời vụ thu hoạch khác nhau, thu trái vụ để đa dạng hóa sản phẩm, tránh áp lực trong thu hoạch và có sản phẩm thường xuyên cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, tăng cường mở các lớp tập huấn để có đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, chuyên sâu về rau an toàn, thường xuyên chỉ dẫn cho người nông dân trong quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật, tạo thói quen để người dân có thể tự thực hiện được. Đồng thời, tập huấn kỹ thuật và dạy nghề về sản xuất rau an toàn cho nông dân dưới nhiều hình thức. Xây dựng các nhóm nông dân sản xuất rau an toàn tự quản để nâng cao tính tự chủ, tăng cường liên kết hợp tác và ý thức, trách nhiệm của nông dân. Phát triển sản xuất rau an toàn sẽ dần hình thành nền sản xuất nông nghiệp vừa có tính hiện đại, vừa có tính sinh thái, tạo tiền đề hình thành những khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thống nhất sẽ phối hợp xây dựng thương hiệu lợn bản địa của Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.

Triển vọng mô hình trồng măng tây tại xã Cố Nghĩa

(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trên 151 tỷ đồng cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển “tam nông” - hành trình hướng tới sự bền vững

(HBĐT) - Hòa cùng 130 năm phát triển sống động của tỉnh Hòa Bình, ngành NN &PTNT đã bền bỉ thực hiện một hành trình dài để tạo ra những thay đổi sâu sắc và toàn diện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là “tam nông”). Trong hành trình đó, hàng triệu triệu viên gạch đã được hun đúc để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển của KT -XH địa phương, qua đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của “tam nông” trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.

Hiệu quả từ chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Tình hình KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện các chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Năm 2015, theo tiêu chí nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Kỳ Sơn chiếm 7,34%. Năm nay, huyện đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6,5%. Để thực hiện chỉ tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, BCĐ giảm nghèo của huyện đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo đến các xã, thị trấn, đặc biệt là xã vùng 135 Độc Lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục