(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn, triển khai các chương trình dạy nghề năm 2016, huyện đã mở được 7 lớp với 165 học viên tham gia. Trong đó, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Kỳ Sơn mở 1 lớp dạy nghề trồng cỏ cho 18 học viên tại xã Dân Hòa; 1 lớp nuôi gà thả vườn cho 21 học viên xã Phúc Tiến. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh mở 1 lớp trồng cây có múi cho 35 học viên xã Dân Hạ; 2 lớp may công nghiệp cho 56 học viên xã Dân Hòa; 2 lớp nuôi lợn cho 35 học viên xã Mông Hóa.

 

Số lao động sau khi học nghề xong được giải quyết việc làm tại địa phương và doanh nghiệp chiếm 75-85%. Theo kế hoạch, trong 3 tháng cuối năm, huyện tiếp tục mở 1 lớp dạy nghề trồng rau an toàn cho 50 học viên 2 xã Phúc Tiến, Dân Hòa; 4 lớp sửa chữa máy nông nghiệp cho 80 học viên xã Yên Quang, Độc Lập; 1 lớp may công nghiệp cho 20 học viên xã Phú Minh; 1 lớp kỹ thuật nuôi ong lấy mật cho 25 học viên xã Dân Hòa.

 

                                                                                         

                                                                                       P.V

 

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Quy định mới về đấu giá quyền sử dụng đất thuê

(HBĐT) - Ngày 9/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thuê mặt nước nhằm sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Trong đó, điểm cải cách mới được người nộp thuế đánh giá cao là các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất thuê…

TP Hòa Bình: Trên 2, 3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Theo báo cáo của BCĐ 800 TP Hòa Bình, tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp chương trình xây dựng NTM 2 năm 2015 – 2016 của thành phố là 2.377, 49 triệu đồng, trong đó ngân sách T.ư 805 triệu đồng, ngân sách thành phố 574, 085 triệu đồng, nguồn dân góp 998, 405 triệu đồng.

Toàn tỉnh trồng gần 7.300 ha cây màu vụ đông

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch các cây màu vụ hè – thu và tập trung trồng, chăm sóc cây màu vụ đông.

Chanh đào rớt giá, quả rụng đỏ gốc

(HBĐT) - Nhiều năm trước cây chanh đào được người dân huyện Cao Phong chọn làm trồng cây “bờ rào”. Bởi cây có giá trị kinh tế không cao, điều kiện chăm sóc đơn giản hơn cây cam, quýt và có nhiều gai. Tuy nhiên, từ vụ chanh năm 2012, giá chanh tăng đột biến bởi quả chanh đào được sử dụng ngâm làm thuốc chữa bệnh. Từ một vài nghìn đồng một kg lên đến 50.000 - 60.000 đồng /kg. Trước hiệu quả kinh tế của cây chanh đào, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích, bỏ ra diện tích lớn để trồng chứ không trồng để làm bờ rào như trước. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về diện tích trồng chanh ở Cao Phong cũng như các huyện khác trong tỉnh nhưng diện tích và sản lượng hiện nay không hề nhỏ.

Tăng cường kết nối tiêu thụ hàng hóa nông sản

(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.

Hội LHPN huyện Kim Bôi: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Khương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Bôi cho biết: Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được các cấp Hội tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục