Chiều tối 13-12, Hội nghị bàn tròn “Thủ tướng với Mạng lưới chuyên gia toàn cầu về Phát triển Việt Nam” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Nhóm sáng kiến Việt Nam đồng tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các chuyên gia tại hội nghị. Ảnh: VGP


Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Nhóm sáng kiến Việt Nam với mạng lưới các chuyên gia, học giả toàn cầu đã quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam và mong muốn tham mưu cho Chính phủ trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Đảng và Nhà nước hoan nghênh và khuyến khích các chuyên giả, học giả, trong đó có trí thức nước ngoài với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dạn, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. 

Hội nghị đã thảo luận về 3 chủ đề: Định vị Việt Nam trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chính sách công nghiệp cho Việt Nam trong giai đoạn tới; phá bỏ điểm nghẽn tăng trưởng và kiến tạo phát triển. Đây là những vấn đề Việt Nam đang rất quan tâm thúc đẩy nhưng quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn. 

Giáo sư Ricardo Hausmann, Giáo sư tại Đại học Harvard, có bài trình bày ấn tượng về mô hình phân tích cấu trúc của nền kinh tế thông qua đánh giá về sự đa dạng năng lực sản xuất, độ phức tạp của các sản phẩm xuất khẩu và mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng của một quốc gia. Mô hình này không chỉ đánh giá theo ngành hàng mà còn giúp đánh giá lợi thế theo vùng miền, địa phương, từ đó đóng góp “kiến thức” đầu vào cho quá trình hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành hàng, quy hoạch vùng, miền hợp lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả 3 cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. 

Giáo sư Trần Văn Thọ, Giáo sư tại Đại học Waseda, trong tham luận của mình về chính sách công nghiệp hóa của Việt Nam cho giai đoạn mới, đặc biệt nhấn mạnh, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa vừa theo diện rộng vừa đi vào chiều sâu. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc tránh được bẫy gia công khi tham gia chuỗi giá trị là một thách thức không nhỏ, đang là mối quan tâm, trăn trở của các nhà hoạch định chính sách. 

Phó Giáo sư Trần Ngọc Anh, Giáo sư tại Đại học Indiana, trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra những điểm nghẽn đang tồn tại trong hệ thống kinh tế Việt Nam hiện đại. Những điểm nghẽn này rõ ràng đang cản trở Việt Nam phát triển kinh tế một cách bền vững cần phải được phá bỏ. Phó Giáo sư khuyến nghị Chính phủ cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của Chính phủ với các chỉ số đo lường chất lượng cụ thể nhằm hướng tới một chính phủ kiến tạo, phục vụ và hành động. 

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp tích cực của các chuyên gia, học giả quốc tế và trí thức Việt Nam ở nước ngoài về các vấn đề Việt Nam đang theo đuổi và còn nhiều trăn trở. 

Thủ tướng nhấn mạnh, xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp là tôn chỉ hành động của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Thực tiễn 30 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và phát triển, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, Chính phủ phải thẳng thắn nhìn nhận quá trình phát triển đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu điểm, với việc xuất hiện các điểm nghẽn tăng trưởng. Chính phủ hiện tại là chính phủ “lắng nghe”; lắng nghe người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là từ các nhà khoa học quốc tế, trong nước; lắng nghe để hành động hiệu quả, thực chất hơn.

Tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tham khảo và nghiên cứu các đề xuất của các chuyên gia, học giả đề nghị duy trì kênh đối thoại thường niên giữa trí thức quốc tế và trí thức Việt Nam ở nước ngoài với Chính phủ để cùng chung tay xây dựng đất nước, hỗ trợ Chính phủ tháo gỡ khó khăn, phá bỏ điểm nghẽn, khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh đổi mới, hướng tới tương lai.

 

                                                            TheoSGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh

Mở rộng diện tích trồng rau an toàn

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ đầu năm 2016, huyện Lạc Thủy đầu tư xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn theo chuỗi với kinh phí gần 500 triệu đồng trên diện tích gần 10 ha tại 4 xã: Đồng Tâm, Lạc Long, Phú Lão và Cố Nghĩa với sự tham gia của 40 hộ dân. Sau khi triển khai thực hiện, bà con vui mừng, phấn khởi và đồng tình hưởng ứng, dành quỹ đất màu bãi trước kia trồng ngô, sắn cho dự án trồng rau an toàn.

Liên minh HTX tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2017

(HBĐT) - Sáng 13/12, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị BCH lần thứ 3 khoá V nhiệm kỳ 2015-2020 tổng kết tình hình hinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh HTX tỉnh năm 2016, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Dự hội nghị có các đồng chí uỷ viên trong BCH Liên minh HTX tỉnh khoá V.

Phiên chợ vùng cao giữa lòng thành phố

(HBĐT) - Không cần lặn lội đâu xa để tìm kiếm, trải nghiệm sắc thái văn hóa, không khí của phiên chợ vùng cao bởi dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh vừa qua, một phiên chợ mang sức sống, hơi thở vùng cao đã được tổ chức ngay tại thành phố Hòa Bình. Phiên chợ gây sức hút với nhiều người, kể cả người từ trước đến nay chưa từng hoặc đã từng đi chơi ở chợ phiên.

Vốn chính sách giúp nông dân xã Trung Minh giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Là xã vùng ven, cửa ngõ của TP Hòa Bình, xã Trung Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH. Cùng với đó, nhân dân đã được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, làm chổi chít... phát triển kinh tế. Những đồng vốn này tuy không nhiều nhưng đã góp phần giúp nhiều gia đình giảm nghèo bền vững và từng bước làm giàu.

Huyện Mai Châu Phát huy hiệu quả vốn ưu đãi

(HBĐT) - Với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm... Trong những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mai Châu đã giải quyết kịp thời nguồn vốn chính sách đến với người dân, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển.

Duy trì, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - Về Mông Hóa (Kỳ Sơn) hôm nay, dáng dấp của một xã NTM kiểu mẫu hiển hiện rõ qua những con đường rải nhựa, bê tông dài tít tắp, những nhà cao tầng khang trang, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát… Là xã hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng NTM thuộc top đầu của huyện, tuy nhiên không vì vậy, người dân nơi đây bằng lòng với những gì có được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục