(HBĐT) - Chợ Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) nằm trên trục QL 6, thu hút người dân trong huyện và các vùng lân cận đến thu mua các mặt hàng nông sản như mía, cam, bưởi... Tuy nhiên là chợ tự phát nên tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn những nguy cơ mất ATGT, TTATXH.


Qua tìm hiểu được biết, chợ Bảm hình thành khoảng 5 năm về trước. Trước đây, một số hộ dân xóm Bảm đem nông sản bày bán tại các khoảng đất trống ven QL 6, các mặt hàng chủ yếu là mía và cam các loại. Do có đường giao thông thuận lợi nên hàng hóa dễ tiêu thụ, được giá hơn so với bán tại vườn. Vì vậy, nhiều hộ dân đã tập trung hàng hóa nông sản tại khu vực này để tư thương đến thu mua sản phẩm. Hiện tại, chợ Bảm thu hút rất đông người dân trong huyện và các vùng lân cận đến họp. Thời gian cao điểm, dọc hai ven đường, ước tính có trên 200 sạp hàng. Tư thương đến từ Hà Nội, Nam Định, Hải Dương… lựa chọn chợ Bảm là địa chỉ tin cậy thu mua hàng hóa nông sản chất lượng cao. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế, chợ Bảm còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.


Khu vực chợ Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Tươi, Chủ tịch UBND xã Tây Phong cho biết: "Bên cạnh việc đem lại những lợi ích về phát triển kinh tế, việc họp chợ trên quốc lộ gây cản trở, ùn tắc giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Đây là tuyến đường có nhiều phương tiện vận tải thường xuyên lưu thông. Vì vậy, việc đảm bảo ATGT, TTATXH tại đây gặp rất nhiều khó khăn. Việc người dân tự ý dựng lều, xạp hàng bằng những vật liệu tạm bợ dọc ven đường vừa lấn chiếm hành lang giao thông, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, một trong những vấn đề nổi cộm chính là vệ sinh môi trường. Do chưa có điểm tập kết rác nên công tác thu gom, xử lý rác thải còn nhiều khó khăn. Mặt khác, ý thức của người dân chưa cao, còn tình trạng xả rác bừa bãi.

Đồng chí Lê Xuân Hà, Trưởng phòng TN&MT huyện Cao Phong cho biết: "Trước nhu cầu cấp bách của việc xây dựng chợ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và giải quyết vấn đề ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, UBND huyện Cao Phong đã phê duyệt chủ trương xây dựng dự án "Chợ tiêu thụ nông sản Cao Phong” nằm trên địa bàn xóm Bảm, xã Tây Phong với tổng diện tích 2,7 ha. Trong tháng 4/2017, nhà thầu (Công ty CP Cựu chiến binh Hải Dương) phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức hỗ trợ, bồi thường GPMB cho 60 hộ dân với số tiền trên 7 tỷ đồng.

Chia sẻ với chúng tôi về tiến độ thi công dự án, ông Phạm Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP Cựu chiến binh Hải Dương cho biết: "Dự án xây dựng "Chợ tiêu thụ nông sản Cao Phong” có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng. Quy mô chợ được xây dựng với 230 gian hàng. Sau khi chợ đi vào hoạt động sẽ là điểm luân chuyển hàng hóa cho 30 - 50 xe hàng/ngày, mỗi xe có trọng tải 20 tấn. Khi đi vào hoạt động, chợ sẽ là trung tâm tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra, chợ cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, đảm bảo ATGT cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đường này. Hiện nay, doanh nghiệp đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, dự kiến quý III/2018 chợ chính thức đi vào hoạt động”.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trong thời gian chờ dự án xây dựng và đưa vào hoạt động, chính quyền địa phương đã có những biện pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc, tránh ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên tuyến QL6. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Tây Phong cho biết thêm: "Địa phương tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân họp chợ đúng nơi quy định, không lấn chiếm hành lang ATGT. Thành lập tổ công tác thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các xe tải đón, trả hàng đúng nơi quy định. Kêu gọi người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền sẽ hỗ trợ nhà thầu giải quyết những khúc mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công. Qua đó nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động, đáp ứng niềm mong mỏi của người dân”.

 

                                                                                                  Đức Anh

Các tin khác


Tái cơ cấu nông, lâm trường và giao đất cho người dân còn khó khăn

(HBĐT) - Nông, lâm trường quốc doanh của tỉnh chủ yếu được hình thành từ những năm 1960, được giao quản lý diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn. Trên địa bàn tỉnh trước đây có 6 nông trường và 8 lâm trường thực hiện giao khoán trên 31.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc, đã nghỉ hưu theo Nghị định số 01/CP năm 1996 của Chính phủ.

Thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế

Sáng 12-7, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức "Tọa đàm về phát triển tài chính bán lẻ, cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trưởng kinh tế” với sự tham gia của đại diện Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Viện chiến lược Ngân hàng, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và các Công ty tài chính (CTTC) cùng gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp.

TPHB nợ quá hạn chiếm 0,37% tổng dư nợ

(HBĐT) - Ngày 12/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH TPHB tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý III năm 2017.

Nuôi cá chiên trên lòng hồ - năm được, năm mất

(HBĐT) - Nguồn cá giống nhiều, ăn ít thức ăn, lớn nhanh, giá thành cao nên người nuôi được cá chiên đặc sản lòng hồ Hòa Bình coi như siêu lợi nhuận. Và nhiều người coi nếu nuôi thành công thì không có loại cá nào lãi nhanh như nuôi cá chiên. Tuy nhiên, để nuôi được loại gọi là cá "ma” này không hề đơn giản.

Xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc): Nơm nớp nỗi lo dưới đường dây điện tự kéo

(HBĐT) - Năm 2003, ánh điện lưới quốc gia về với người dân xóm Bo cũng như các xóm khác của xã vùng sâu Gia Mô (Tân Lạc). Thế nhưng, mới có một nửa hộ dân trong xóm được sử dụng nguồn điện an toàn. Những hộ còn lại phải dùng cột tre kéo điện từ rất xa với ánh điện chập chờn. Bà con bức xúc đặt câu hỏi: "Liệu ngành điện có bỏ quên chúng tôi?!”.

Để không phải là “bình mới rượu cũ”

(HBĐT) - Từ khi Luật HTX năm 2012 được ban hành và có hiệu lực thi hành, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Các ngành, các cấp và các huyện, thành phố đã tổ chức học tập và phổ biến Luật HTX, do đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, bản chất, giá trị, các nguyên tắc và sự cần thiết của kinh tế tập thể đã được nâng lên, tạo cơ sở vững chắc giúp thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục