(HBĐT) - Nông, lâm trường quốc doanh của tỉnh chủ yếu được hình thành từ những năm 1960, được giao quản lý diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn. Trên địa bàn tỉnh trước đây có 6 nông trường và 8 lâm trường thực hiện giao khoán trên 31.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc, đã nghỉ hưu theo Nghị định số 01/CP năm 1996 của Chính phủ.
Công ty TNHH MTV Cao Phong giao
khoán đất cho người lao động đầu tư SX-KD cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế
cao. ảnh: Nông dân xóm Mạc, xã Nam Phong
chăm sóc vườn cam Canh. ảnh: P.V
Thực hiện Nghị định số 170/2004/NĐ-CP; Nghị định số
200/2004/NĐ-CP về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc
doanh; Quyết định số 160/2006/QĐ-TTg ngày 3/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh tỉnh Hòa Bình,
tỉnh đã hợp nhất các nông trường: Sông Bôi, 2/9, Thanh Hà và chuyển thành Công
ty sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu Hoà Bình; chuyển nông trường Cao Phong
thành Công ty rau quả nông sản Cao Phong; chuyển nông trường Cửu Long thành
Công ty sản xuất, chế biến dịch vụ Cửu Long; sáp nhập các lâm trường sông Đà,
Mai Châu vào BQL rừng phòng hộ sông Đà.
Thực hiện Nghị định số 135/2005/NĐ-CP thay thế Nghị
định số 01/NĐ-CP, tỉnh đã rà soát và giao 28,9 nghìn ha đất trồng cây hàng năm,
cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho cán
bộ, công nhân viên chức đang làm việc, hộ gia đình có người đang làm việc hoặc
đã nghỉ hưu, hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất đang cư trú trên địa
bàn. Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước
thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, tỉnh ta đã chuyển đổi các
công ty trên thành Công ty TNHH MTV Sông Bôi, Thanh Hà, 2/9, Cao Phong và Cửu
Long; 6 lâm trường chuyển thành chi nhánh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà
Bình thuộc Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành
chức năng rà soát trả về địa phương quản lý hơn 17.000 ha đất cho 5 công ty
TNHH MTV nông nghiệp thuê 3,64 nghìn ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp thuê 9,8
nghìn ha để SX-KD.
Qua đánh giá cho thấy, việc giao khoán đất sản xuất
nông, lâm nghiệp đã tạo động lực cho người lao động yên tâm, chủ động hơn trong
đầu tư sản xuất và có ý thức trong sử dụng bền vững tài nguyên đất rừng. Qua đó,
giá trị và hiệu quả sử dụng đất được nâng lên. Diện tích khoán theo Nghị định
số 01/NĐ-CP cơ bản đã được chuyển đổi khoán theo Nghị định số 135/NĐ-CP của
Chính phủ. Các công ty sau khi được sắp xếp đã có nhiều đổi mới trong công tác
tổ chức, nâng cao hiệu quả SX-KD. Điển hình như Công ty TNHH MTV Cao Phong đã
cung cấp khá tốt dịch vụ đầu vào, tổ chức vay vốn tín dụng cho các hộ nhận
khoán thực hiện khảo nghiệm, cung ứng giống cam, quýt tiến bộ; cung cấp vật tư,
phân bón, thuốc trừ sâu; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cải tạo đồng ruộng, đầu
tư thuỷ lợi, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất. Công ty TNHH MTV Sông Bôi
đưa giống chè tiến bộ vào sản xuất, đầu tư mua máy hái, máy đốn, chế biến
chè... là điều kiện để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, việc giao khoán sử dụng đất tại các công ty
còn một số hạn chế như: diện tích giao khoán còn manh mún, nhỏ lẻ nên khó hình
thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn. Cơ chế quản lý của các công
ty chậm đổi mới, sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Các hộ nhận
khoán hoàn toàn tự chủ trong sản xuất nên mang tính tự phát cao, khó định hướng
về sản phẩm và thị trường. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phương pháp quản
lý mới đảm bảo cho năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường rất khó
được phổ cập. Việc chuyển đổi công ty, đặc biệt là bàn giao lại diện tích đất
không có nhu cầu sử dụng, đất công trình phúc lợi công cộng, đất ở của người
dân về địa phương quản lý còn chậm, gây ách tắc sản xuất và tạo ra nhiều điểm
nóng tranh chấp trong nhân dân. Phần được giao, thuê còn lại các công ty cũng
chưa có chiến lược, kế hoạch SX-KD phù hợp, tạo sự chuyển biến rõ nét trong
thực hiện các nhiệm vụ đã xây dựng, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Chưa lập quy
hoạch sử dụng đất đối với diện tích giữ lại tại các công ty trình cấp thẩm
quyền phê duyệt.
Tình trạng hộ nhận khoán lấn chiếm đất đai của các
công ty còn xảy ra ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình, Công ty TNHH MTV Cửu
Long... Các hộ nhận khoán khi khai thác rừng trồng không thực hiện đúng cam kết
hợp đồng hoàn trả vốn vay cho công ty. Công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo,
không cập nhật sổ sách, bản đồ theo dõi
theo hệ thống. Còn tình trạng khoán trắng cho người sử dụng đất dẫn đến hiện
tượng người sử dụng đất tự chuyển đổi loại cây trồng, loại đất không tuân thủ
theo phương án sản xuất và mục đích sử dụng đất đã xây dựng. Một số hộ sử dụng
đất chưa đúng mục đích, lãng phí đất đai, xây dựng chuyển nhượng đất trái quy
định. Tình trạng lấn chiếm tranh chấp đất giữa hộ dân với nông, lâm trường còn
xảy ra. Diện tích đất do các công ty bàn giao về địa phương phần lớn là đất
công trình công cộng, đất ở xen kẽ, manh mún, không tập trung. Việc thiết lập
hồ sơ quản lý hiện đang vướng mắc do các hộ không nộp tiền sử dụng đất theo quy
định.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho
biết: Để nâng cao hiệu quả hoạt động tái cơ cấu nông, lâm trường, đối với công
ty SX-KD không hiệu quả đề nghị giải thể bàn giao lại tài sản và đất đai cho
địa phương quản lý. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty có
tiềm năng, lợi thế như Công ty TNHH Cao Phong, Thanh Hà, Sông Bôi và 2/9 theo
hướng cổ phần hoá hoặc Công ty TNHH hai thành viên nhằm thu hút vốn, KHCN, thị
trường..., hình thành vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ứng dụng nông nghiệp
công nghệ cao, liên kết sản xuất phục vụ chế biến và cung cấp cho thị trường
lớn. Xây dựng cơ chế dồn điền, đổi thửa để hộ nhận khoán tự nguyện góp đất nhận
khoán và nhân công tham gia vào hoạt động SX-KD tập trung theo điều hành của
công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH hai thành viên. Giải quyết chế độ, tinh giản
lao động gián tiếp và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của công ty, tạo
điều kiện để công ty tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất. Xây dựng giá thuê đất
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phù hợp. Hướng dẫn bổ sung quy định về việc
lập quy hoạch sử dụng đất đối với diện tích đất do các công ty bàn giao về cho
địa phương làm căn cứ thu hồi, giao đất, cấp giấy chứng nhận, thiết lập hồ sơ
quản lý.
Đinh
Thắng
(HBĐT) - Từ khi Luật HTX năm 2012 được ban hành và có hiệu lực thi hành, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Các ngành, các cấp và các huyện, thành phố đã tổ chức học tập và phổ biến Luật HTX, do đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, bản chất, giá trị, các nguyên tắc và sự cần thiết của kinh tế tập thể đã được nâng lên, tạo cơ sở vững chắc giúp thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.
Dù cơ quan chức năng siết chặt công tác quản lý, nhưng do thói quen của người dân, cộng với việc lực lượng quản lý an toàn thực phẩm ở cơ sở mỏng, rượu thủ công vì thế càng khó kiểm soát, vẫn âm thầm len lỏi ở nhiều vùng quê...
(HBĐT) - Sáng 6/7, tại xã Mãn Đức, UBND huyện Tân Lạc tổ chức Lễ công bố xã Mãn Đức đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn NTM" năm 2016. Đến dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo bà con nhân dân xã Mãn Đức.
(HBĐT) - Sáng 6/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Hoà Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi. Cùng dự có Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan và 63 đầu cầu tại các tỉnh, thành phố. Dự hội nghị, tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố liên quan.
(HBĐT) - Có lẽ ai đã từng lên xã Tự Do (Lạc Sơn) đều chung cảm nhận về vùng đất, cuộc sống của đồng bào nơi đây còn lắm vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng, từ trong khó khăn, gian khổ, bà con đã và đang tìm thấy con đường sáng để đi. Con đường sáng đó có Dự án Giảm nghèo đồng hành, tiếp sức.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh theo giá cố định năm 2010 đạt 1.041 tỷ đồng, vượt 5,02% so với cùng kỳ, đạt 65,42% kế hoạch năm; chiếm 23% cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm 0,6% so với cùng kỳ.