(HBĐT) - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường trục vào khu công nghiệp Mông Hóa (Kỳ Sơn) đang vướng mắc. Người dân nhất quyết không nhận tiền đền bù với lý do: chính sách đền bù giảm thấp so với trước đây không lâu.



Người dân xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) không nhận tiền vì chính sách đền bù giải phóng mặt bằng giảm thấp.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết: Theo quy hoạch, KCN Mông Hóa có tổng diện tích khoảng 230 ha. Xã Mông Hóa có khoảng 1.000/1.233 hộ bị ảnh hưởng đền bù GPMB. Diện tích đất phải thu hồi, đền bù GPMB dự án thi công đường trục chính vào KCN 13,5 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp trên địa bàn các xóm: Bãi Sấu, Gò Dọi, Suối Ngành, Hang Nước, Đan Phượng, Dụ 5, Dụ 6… Tuy nhiên, người dân không đến nhận tiền do đơn giá đền bù được điều chỉnh thấp. Rất khó cho chính quyền xã.

 Suối Ngành có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 30 ha, trong đó đất 2 vụ lúa là 16,6 ha. Xóm có 143 hộ với 625 nhân khẩu. Theo quy hoạch phát triển KCN Mông Hóa, hầu hết các hộ dân bị ảnh hưởng. Hộ nhiều 4.000 m2, hộ ít 1000 m2, chủ yếu là đất nông nghiệp. Chị Nguyễn Thị Hằng, xóm Ngành giãi bày: Vào tháng 2/2017, một vài hộ dân xóm Rụ 5, 6 nhận đền bù 260.000 đồng/m2. Tức là với diện tích 1.000 m2 của gia đình theo đơn giá cũ sẽ nhận được 260 triệu đồng, giờ chỉ còn nhận được 165 triệu đồng (giảm gần 90 triệu đồng). Như vậy, nếu để canh tác 2 vụ lúa, mía trong 1 năm chúng tôi có thể làm được bằng đấy tiền. Thế nên bà con không đồng thuận, chỉ mong muốn được hỗ trợ bằng mức giá cũ.

 Bí thư chi bộ xóm Suối Ngành Nguyễn Huy Dũng cho biết: Người dân trong xã hiền lành, chất phác, rất ủng hộ chủ trương phát triển công nghiệp của Nhà nước. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, người dân đã tự nguyện hiến tới 3.000 m2 đất ruộng làm đường giao thông nội đồng dài 700 m. Vào đầu tháng 2/2017, mức giá đền bù, hỗ trợ còn 260.000 đồng/m2, nay cùng một thửa ruộng giảm xuống còn 165.000 đồng/m2. Chính sách đền bù được điều chỉnh như hiện nay nên cấp ủy, chính quyền xóm rất khó khăn để vận động nhân dân hưởng ứng chủ trương phát triển công nghiệp.

 Qua tìm hiểu được biết: Năm 2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 12/5/2016 và Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 điều chỉnh giảm giá đất và mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm đối với đất nông nghiệp. Theo đó, giá trị bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp giảm khá mạnh: Đất trồng lúa, vị trí 1 trước đây mức bồi thường, hỗ trợ là 260.000 đồng/m2, giảm xuống còn 165.000 đồng/m2 . Thế nên tại dự án KCN ( đường trục chính), khi Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện thực hiện chi trả 2 đợt đầu cho các hộ gia đình thì họ không nhận tiền. UBND huyện cũng có văn bản kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ngành xem xét điều chỉnh giá và chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp phù hợp với thực tế, giữ nguyên mức giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND và Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND tỉnh bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, không để phát sinh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người dân có đất bị thu hồi, phục vụ phát triển KT-XH chung.

 Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Sơn: "Việc điều chỉnh giảm chính sách hỗ trợ giá đất nông nghiệp theo các Quyết định số 16 và 32 của UBND tỉnh rất khó cho những người làm công tác GPMB của địa phương. Khi đến thực hiện công tác đền bù ở KCN Mông Hóa, người dân không gay gắt lắm nhưng chúng tôi không biết làm thế nào khi bà con hỏi khó: "Lương cán bộ có tăng không, sao chính sách đền bù lại giảm”.

 


                                                                                            L.C

 


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục