(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Hiếu, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc khẳng định: Trong những năm qua, cùng với triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Tân Lạc đã làm tốt công tác phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động và huy động các nguồn lực, chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.


Năm 2016, thực hiện chuẩn nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, huyện có tỷ lệ hộ nghèo 27,46%. Năm 2017, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3%. Để thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, huyện tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp các chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Huy động nguồn lực của các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, giống, vốn phát triển sản xuất cho các xã vùng cao, khó khăn của huyện như: Nam Sơn, Bắc Sơn, Ngổ Luông, Ngòi Hoa, Phú Cường, Phú Vinh, Gia Mô, Lỗ Sơn...


Người dân xóm Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) đầu tư trồng bưởi đỏ, phát triển kinh tế hiệu quả.

Để nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, đẩy mạnh phong trào thi đua SX-KD giỏi và làm giàu đạt hiệu quả thiết thực, Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh các hoạt động cung ứng dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ giúp hội viên về vốn, vật tư, phân bón, giống cây trồng. Sử dụng có hiệu quả vốn vay Dự án 120 quỹ quốc gia về việc làm. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tuyên truyền chế độ, chính sách vay vốn đến các đối tượng để việc sử dụng vốn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Từ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, người dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn đã tích cực ứng dụng KH - KT vào sản xuất. Các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào đồng đất làm đổi thay cuộc sống của không ít hộ dân như: Su su lấy ngọn ở các xã vùng cao Quyết Chiến, Ngổ Luông; bưởi đỏ, bưởi da xanh ở các xã Thanh Hối, Đông Lai, Tử Nê; các xã Thanh Hối, Ngọc Mỹ phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá…

Bên cạnh đó, gắn công tác giảm nghèo với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, trong 9 tháng năm 2017, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp huyện và các đơn vị dạy nghề của tỉnh đã mở được 7 lớp nghề sơ cấp và dưới 3 tháng theo chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề với 220 học viên tham gia. Trạm KN-KL mở 37 lớp bồi dưỡng, tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho 1.600 người. Ngoài ra còn có hàng trăm lao động được đào tạo tại các doanh nghiệp qua hình thức truyền nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt khoảng 50,2%. Huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm tại lễ hội Khai hạ Mường Bi với trên 500 lao động. Phòng chức năng của huyện cũng giới thiệu 8 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động đến các xã, thị trấn tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong 9 tháng, huyện đã giải quyết việc làm cho 1.200 lao động.

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong 9 tháng, huyện đã tổng hợp kết quả phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Rà soát, tổng hợp số hộ có nguy cơ thiếu đói trên địa bàn để thực hiện trợ giúp xã hội. Trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện đã cấp trên 1,6 tỷ đồng hỗ trợ 5.621 hộ nghèo ăn Tết, mỗi hộ 300.000 đồng. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ trên 1.500 suất quà, trị giá trên 400 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết. Chính sách hỗ trợ BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đảm bảo cũng được quan tâm thực hiện. Kết quả, UBND huyện quyết định phê duyệt cấp thẻ BHYT cho 4.592 người thuộc đối tượng hộ nghèo, 6.405 người thuộc đối tượng hộ cận nghèo. Phối hợp với MTTQ huyện tổ chức nghiệm thu, bàn giao 6 nhà đại đoàn kết cho các gia đình nghèo trên địa bàn. Nhờ đó, theo thống kê sơ bộ của Phòng LĐ-TB&XH huyện, kết quả, 9 tháng ước tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 25,5%.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác giảm nghèo trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Nhận thức của một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa chủ động phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến nhanh, mạnh mẽ về đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, trong thời gian tới, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực giảm nghèo. Phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn vay, hỗ trợ. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Đặc biệt sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức nhân dân, vì người dân là chủ thể quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.


                                         Hương Lan

Các tin khác


Mưa kéo dài, xót xa cây lúa nảy mầm trên bông

(HBĐT) - Mất trắng. Cụm từ mà nhiều nông dân nghẹn ngào chia sẻ. Nhiều ruộng lúa sau bao nhiêu công chăm sóc không cho thu hoạch vì sâu bệnh hại mà ở những thửa ruộng tưởng vớt vát được chút ít thì nay dầm mưa, lúa nảy mầm trắng đồng...

Nông dân Cao Phong chạy đua nước lũ cứu cam chết ngập

(HBĐT) - Tháng 10 là thời điểm Cam Cao Phong bắt đầu vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, sau mấy ngày mưa lớn liên tiếp do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện Cao Phong bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thống kê, toàn huyện có 123 ha diện tích cây có múi bị ngập úng và gãy đổ. Điều đáng nói, sau mưa lớn, một số vườn cam có hiện tượng vàng quả, nứt quả và rụng hỏng khá lớn. Nhiều hộ trồng cam đứng trước nguy cơ mất trắng vụ cam năm nay.


Khóc ròng vì cam ngập nước

(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ sau mấy ngày mưa liên tiếp do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới trên địa bàn huyện Cao Phong có 123 ha cam bị nước ngập úng và tràn qua. Đến nay, nhiều vườn có hiện tượng vàng quả và rụng hỏng khá lớn. Nhiều hộ có nguy cơ mất trắng.

Các doanh nghiệp ủng hộ 2,7 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh đã phát động phong trào ủng hộ, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do thiên tai mưa lũ gây ra trong những đợt mưa lũ lịch sử những ngày qua. Đến nay đã ủng hộ được 2,7 tỷ đồng hỗ trợ, chia sẻ đồng bào trong tỉnh bị ảnh hưởng thiên tai, lũ bão. Dưới đây là danh sách:

Cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiên tai

(HBĐT) - Tối 13/10, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ giúp đỡ đồng bào trong tỉnh bị thiên tai, mưa lũ. Tới dự có Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Nguyễn Văn Thân. Tỉnh ta có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ban, ngành và huyện, thành phố.

Doanh nghiệp cần môi trường kinh doanh “sạch” và bình đẳng

Điều mà doanh nghiệp cần nhất, không phải chỉ là sự hỗ trợ mà chính là môi trường kinh doanh "sạch” và bình đẳng để xây dựng thương hiệu, thị trường...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục