Để hạn chế thấp nhất thiệt hại trên các diện tích cây ăn quả do mưa lũ gây ra, sớm phục hồi vườn cây sau khi nước rút, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đề nghị đơn vị chức năng các huyện, thành phố chủ động tham mưu với UBND cấp huyện chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân tăng cường thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật sau:
Khẩn trương khơi thông dòng chảy giúp thoát nước cho vườn cây. Đối với những vườn cây ở khu vực trũng cần đào sâu rãnh luống từ 30 – 40 cm để hạ thấp mực nước ngầm trong tán cây, triệt tiêu nhanh độ ẩm bão hòa đất, tránh cây bị úng sinh lý gây thối hỏng bộ rễ.
Thu dọn tàn dư thực vật, rắc vôi bột mặt luống, đồng thời chủ động phòng trừ bệnh thối rễ do nấm bằng các loại nấm đối kháng; phun bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là các loại phân vi lượng qua lá giúp cây tăng sức đề kháng, sớm phục hồi. Đối với những vườn cây bị ngập úng lâu tuyệt đối không bón phân NPK ngay khi vườn cây vừa rút hết nước (đặc biệt là phân đạm); chỉ bón phân khi vườn cây đã phục hồi.
Riêng đối với cây ăn quả có múi, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân cần khẩn trương thu dọn quả rụng, quả thối đưa ra khỏi vườn cây, thu gom thành đống để dùng chế phẩm EM hoặc Tricodema phun đều lên, sau đó lấy nilon phủ kín sau 2 – 3 tháng có thể mang ra dùng làm phân bón hoặc có thể đào hố dồn những quả thối hỏng xuống, sau đó lấy vôi bột rắc đều lên trên, lấp đất kín, rắc vôi bột lên trên tránh nguồn nấm bệnh lây lan.
Với những cây bị đổ ngã cần dựng lại, đắp đất quanh gốc, dùng cây chống cố định lại; loại bỏ cành bị dập, gãy, phun rửa sạch bùn trên tán lá cây ngay khi nước rút. Với những cây bị gãy, cuốn trôi cần sớm trồng dặm lại.
Các nhà vườn quan tâm bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân bón qua lá, chú ý các loại phân có thành phần vi lượng giúp cây tăng sức đề kháng, sớm hồi phục. Với vườn đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cần bón bổ sung phân NPK khi vườn cây đã hồi phục giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Quan tâm phòng trừ bệnh thối nhũn quả, bệnh nấm cuống bằng các loại thuốc trừ nấm đặc trị được đăng ký sử dụng trên cây ăn quả có múi có hoạt chất như: Metalayxil, Mancozeb, Cymoxanil… Với những vườn đã bị nhiễm bệnh cần phun khép 2 lần, cách nhau 3 – 5 ngày.
Để phòng bệnh vàng lá, thối rẽ nên sử dụng các loại nấm đối kháng, tưới đều xung quanh gốc theo tán lá giúp hạn chế nguồn nấm bệnh gây hại bộ rễ cây.
Bên cạnh đó, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cũng hướng dẫn nông dân cách chăm sóc các loại cây ăn quả khác sau ngập úng. Cụ thể, đối với các vườn cây đu đủ nếu cây nghiêng ngả cần thu hái bớt những quả có khả năng làm rau xanh, cắt bỏ lá già, gãy, rắc vôi bột toàn bộ vườn cây. Khi cây phục hồi, bón thúc phân chuồng hoai mục, tro bếp hoai vào vùng rễ quanh gốc, tuyệt đối không được xới xáo, phủ đất sao cho kín phân giúp cây sớm phục hồi.
Với vườn chuối bị đổ nhẹ cần cắt bỏ các lá già, lá khô, lá rách xước và phần bẹ cây đã thoái hóa, khơi đất nới lỏng vùng rẽ cây còn bám chặt trong đất, dựng thẳng cây; cắm cọc buộc núi giữ cố định cây, kết hợp phun phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc trừ nấm xung quanh gốc cây. Khi cây hồi phục, bón bổ sung phân bón NPK giúp cây phục hồi nhanh…
P.V
Mặc dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhờ sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, nhưng thực trạng kinh tế - xã hội trong chín tháng qua cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần tiếp tục quan tâm giải quyết.
Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 cho thấy Chính phủ ước thực hiện thu NSNN năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán, và ước dự toán thu NSNN năm 2018 tăng 6,4%. Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thu ngân sách trung ương (NSTƯ) ước khó đạt dự toán và có thể đây là năm thứ 3 liên tiếp, NSTƯ có khả năng hụt thu.