Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng sẽ đạt được GDP từ 6,5-6,7% như mục tiêu đặt ra của Chính phủ trong Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.


Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. Ảnh: TRẦN HẢI.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, sang năm 2018 các điều kiện để tăng trưởng kinh tế thuận lợi hơn năm 2017: Tăng trưởng kinh tế thế giới cũng được dự báo là tốt hơn năm 2017. Các thiết lập quan hệ kinh tế của thế giới hiện nay cũng đang bắt đầu đi vào vận hành. Với hội nghị APEC chuẩn bị diễn ra tại Đà Nẵng, ngay sau APEC chúng ta cũng sẽ có nhiều khả năng thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế thuận lợi hơn.

Phân tích tình hình kinh tế trong nước, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, hiện nay tình hình đầu tư trong nước cũng có triển vọng, sản xuất trong nước cũng phát triển tốt hơn, du lịch và nông nghiệp đều tăng, thậm chí dự báo giá dầu của năm 2018 cũng cao hơn, góp phần vào GDP. Nguồn vốn tư nhân cũng đang được thu hút rất mạnh, thể hiện ở sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, FDI cũng tăng trưởng, chứng tỏ hoạt động này đang có hiệu quả. Với các điều kiện thuận lợi này, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2018 là 6,5-6,7% như Chính phủ đặt ra là không quá khó khăn.

Đại biểu Nguyễn Văn Thắng (Chủ tịch ngân hàng VietinBank) cho rằng, GDP quý III tăng trưởng tốt, trong đó đáng mừng nhất là có sự đóng góp của công nghiệp chế biến và công nghiệp chế tạo, đây là hai lĩnh vực chúng ta vẫn mong chờ. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của chúng ta đóng góp vào GDP cao nhất từ trước tới nay. Du lịch cũng đang tăng trưởng tốt, và dự đoán khách du lịch sẽ còn tiếp tục tăng.

Các đại biểu đều nhận định rằng, mặc dù năm 2018 có những thuận lợi như vậy, nhưng việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP chỉ từ 6,5-6,7% của Chính phủ là hợp lý. Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đặt ra mục tiêu như vậy chứng tỏ chúng ta không chạy theo tăng trưởng về mặt số lượng, về quy mô, mà rất trung thành với phương châm đổi mới mô hình tăng trưởng, là tăng trưởng bền vững, đi vào hiệu quả.

Còn đại biểu Nguyễn Văn Thắng cho rằng, giữ mức tăng trưởng GDP chỉ từ 6,5-6,7% là tỷ lệ khá hợp lý. Mức này để bảo đảm chúng ta kiểm soát được chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, theo các đại biểu, có nhiều việc cần phải làm. Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, mục tiêu số 1 là cần cải cách thể chế liên quan đến môi trường đầu tư, cải cách môi trường kinh doanh: "Tại sao những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài thường đánh giá môi trường kinh doanh của chúng ta rất tốt, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đánh giá môi trường kinh doanh rất khó khăn. Năm 2018, chúng ta phải cải cách bộ máy để môi trường kinh doanh tốt hơn. Muốn thu hút kinh tế tư nhân, phải cải cách môi trường kinh doanh".

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, mục tiêu trọng tâm trong năm 2018 là phát triển nông nghiệp và du lịch, đây mới là hai lĩnh vực đem lại tăng trưởng. Đại biểu lưu ý, không nên trông chờ vào FDI vì tính lan tỏa chưa cao, hiện nay xuất khẩu của chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào FDI, FDI chiếm tới 75% giá trị xuất khẩu, cho nên hiệu quả thực tế vẫn bị hạn chế.

Cũng chung ý kiến này, đại biểu Nguyễn Văn Thắng cho rằng, chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào FDI, nếu giảm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của FDI thì GDP mới có ý nghĩa, cho nên phải làm sao tăng tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng phải có giải pháp để thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp phụ trợ để tham gia vào chuỗi toàn cầu.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Giám đốc Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh) cũng lưu ý vấn đề cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp trong nước cần có sự hỗ trợ để tăng cao năng lực cạnh tranh. Điều đó cũng thể hiện ở luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên chính sách chưa rõ nét trong việc làm thế nào "tiếp sức" để phát triển kinh tế tư nhân.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh.




Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác

Không có hình ảnh

Thực trạng kinh tế - xã hội bộc lộ nhiều yếu kém cần giải quyết

Mặc dù có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhờ sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, nhưng thực trạng kinh tế - xã hội trong chín tháng qua cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần tiếp tục quan tâm giải quyết.

Thu ngân sách trung ương khó đạt dự toán

Báo cáo kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 cho thấy Chính phủ ước thực hiện thu NSNN năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán, và ước dự toán thu NSNN năm 2018 tăng 6,4%. Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thu ngân sách trung ương (NSTƯ) ước khó đạt dự toán và có thể đây là năm thứ 3 liên tiếp, NSTƯ có khả năng hụt thu.

Sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ lịch sử: Giữa tan hoang, gồng mình đứng dậy

(HBĐT) - Những thửa ruộng bết bát bùn chỉ còn những thân lúa đổ gục vì bị vắt kiệt dinh dưỡng. Những bãi mía ngả nghiêng. Những nương ngô trơ khấc. Hàng nghìn con gia súc, hàng trăm nghìn con gia cầm bị cuốn trôi và chết trương trong nước lũ. Tôm cá theo cơn tức nước vỡ bờ tràn hết ra suối ra sông... Bao nhiêu thành quả lao động tưởng như đang cầm chắc trong tay, bỗng dưng bị cuốn phăng trong trận mưa lũ lịch sử kéo dài từ ngày 09-11/10/2017. Mấy ngày sau mưa lũ, người nông dân vẫn chưa hết thẫn thờ, xóm làng tan hoang, ruộng đồng xơ xác nhưng với bản chất kiên cường và chịu khó, họ đang gắng gượng vượt qua nỗi đau, gồng mình đứng dậy để khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

Huyện Kim Bôi cần nhiều nguồn lực cho tiêu chí giao thông

(HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, giao thông được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện vì cần nguồn vốn lớn. Trong khi đó, các xã vùng sâu, vùng xa của huyên Kim Bôi địa hình phức tạp, dân cư sinh sống phân tán. Đặc biệt, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực trong nhân dân thực hiện tiêu chí giao thông đạt chuẩn là "bài toán khó”.

Huy động trên 8.200 ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng

(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp, ngành, đơn vị trong tỉnh đã hưởng ứng tham gia, đặc biệt là phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở các xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục