(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử trong 2 ngày 10 - 11/10, thế nhưng, bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) vẫn miệt mài, không cho đất nghỉ. Gần chục năm trở lại đây, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nông dân xã vùng sâu này lại cắt rạ làm vụ đông.


Từ xóm Rềnh, đến xóm Khải, qua xóm Cai, rồi đi qua cầu treo bắc ngang sông Bưởi đến xóm Móng, xóm Pheo, đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp những người nông dân cặm cụi chăm bẵm ruộng ngô. Có những ruộng ngô đã cao ngang đầu gối, ruộng thì mới ra 5 - 6 lá vì bà con mới gieo trồng lại do trước đó bị nước ngập. Khác hẳn với hình ảnh tan hoang sau mưa lũ ở nhiều địa phương trong tỉnh, những ngày này, đồng đất Phú Lương đang khoác lên mình tấm áo xanh ngút ngàn.

"Hơn chục năm nay rồi, cứ gặt xong vụ mùa là người dân ngay bắt tay vào làm vụ đông; trong đó, cây ngô là chủ lực. Ngoài ra, bà con còn trồng các loại rau, củ mùa đông, trồng hành chăm. Vụ này, do ảnh hưởng của trận mưa lũ vừa qua nên một số ruộng phải trồng lại. Đến nay, diện tích trồng ngô đông 125 ha, hơn 50 ha trồng rau, đậu và 1,5 ha hành chăm (hay còn gọi là hành tăm, củ nén - PV)”, đồng chí Bùi Văn Âu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết.


Bà Bùi Thị Tách, xóm Pheo, xã Phú Lương (Lạc Sơn) chăm sóc ruộng ngô đông của gia đình.

Trời râm mát, cánh đồng ngô đông ở xóm Pheo trông thật yên bình. Bà Bùi Thị Tách cùng cháu nội đang cặm cụi rẫy cỏ và hái rau cải ở trên ruộng ngô của gia đình. Ruộng nhà bà Tách thoát nước tốt nên ngô không bị ảnh hưởng bởi trận mưa lũ vừa qua. Những cây ngô mập mạp, xanh mướt đã cao quá đầu gối, xen giữa các luống ngô là rau cải ngọt trông cũng tốt không kém. Bà Tách chia sẻ: "Trước đây gặt xong là ruộng bỏ không, chờ ra giêng mới làm đất cấy vụ chiêm xuân. Còn 10 năm trở lại đây thì không để đất trống lúc nào, gặt xong là làm vụ đông luôn. Ban đầu cũng gặp đôi chút khó khăn nhưng bây giờ đơn giản rồi, có khi ngô còn tốt hơn vụ chính. Trồng trái vụ giá bán cũng cao hơn nhưng quan trọng nhất là có được nguồn thức ăn cho chăn nuôi”.

Để thuận lợi tưới tiêu, ở xung quanh các thửa ruộng bà con đều đào rãnh nước. "Mưa to là mương thoát nước, còn bình thường dẫn nước vào để tưới cho ngô. Vụ đông nên chăm sóc kỳ công hơn một chút, ngoài tưới nước còn phải bón phân thì ngô mới phát triển tốt được”, bà Tách cho biết thêm. Kế bên cánh đồng của xóm Pheo là khu ruộng của xóm Móng. Cũng giống như xóm Pheo, các mảnh ruộng ở xóm Móng đang phủ màu xanh của ngô.

So với nhà bà Tách, ngô của gia đình bà Bùi Thị Quẳn, xóm Móng thấp hơn. "Mưa to ruộng bị úng, gia đình phải trồng lại nên ngô thấp hơn. Vụ này thời tiết không ủng hộ, làm ngô đông khó khăn hơn nhưng gia đình vẫn cố gắng trồng hết diện tích. Ruộng nào bị ngập mình làm luống cao để trồng, không thì đào rãnh sâu để thoát nước. Nói chung, cả xóm nhà nào cũng trồng, hộ nào không làm được thì cho hộ khác làm. Làm vụ đông giúp chúng tôi có thêm thu nhập, không phải lo nguồn thức ăn cho vật nuôi. Đồng thời cũng giúp cải tạo đất, ruộng nào trồng ngô thì lúa thường tốt hơn”, bà Quẳn cho biết.

"Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta”, đối với một xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo trên 60% thì sản xuất vụ đông có vai trò quan trọng. "Là xã thuộc vùng 135, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên việc duy trì sản xuất vụ đông đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập cũng như đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi. Trong những năm tới, chúng tôi tiếp tục duy trì sản xuất vụ đông, đồng thời khuyến khích bà con đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn vào sản xuất để nâng cao thu nhập”, đồng chí Bùi Văn âu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết.


Viết Đào

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục