(HBĐT) - Xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) hiện có 323 hộ với 1.667 nhân khẩu, là xóm đông dân cư nhất xã. Trước khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xóm còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 40%, thu nhập bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/năm. Với sự đồng lòng của chính quyền và nhân dân, sau 7 năm, bộ mặt nông thôn của xóm đã có nhiều khởi sắc.


Khởi điểm từ năm 2011, giao thông nội đồng và tỷ lệ kiên có hóa kênh mương của xóm mới đạt 30%. Xóm có 80% đường giao thông nội thôn được cứng hóa, tuy nhiên một số đoạn đường chưa đạt yêu cầu về diện tích, tiêu chuẩn. Nhà văn hóa được xây dựng từ năm 2009 với diện tích 60 m2, cơ sở vật chất thiếu thốn. sân chơi chung của xóm vẫn là nền đất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, diện tích vườn tạp chiếm 60%. Đặc biệt, 47 hộ ở khu Đảo và khu Đèn trong xóm vẫn chưa có điện sử dụng.

Đồng chí Bạch Kim Khánh, Trưởng xóm Khả cho biết: "Xuất phát điểm thấp nên ngay khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bà con trong xóm nhiệt tình hưởng ứng với nhiều việc làm cụ thể. Được tuyên truyền, vận động về lợi ích của chương trình đến cuộc sống của chính mình, người dân nâng cao nhận thức, các hộ đều tích cực đóng góp ngày công, tiền mặt, hiến đất xây dựng các công trình khi được chính quyền xã, xóm thông báo”.


Công trình ngầm Khả Giữa, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) được đầu tư 2,7 tỷ đồng từ nguồn NSNN (xây dựng năm 2017) giúp bà con trong xóm thuận tiện đi lại, nhất là vào mùa mưa lũ.

Với sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư và hỗ trợ của Nhà nước, xóm từng bước chuyển mình rõ rệt. Năm 2015, Nhà nước đầu tư đường điện giúp 47 hộ của 2 khu Đảo và Đèn được hòa chung lưới điện quốc gia. Từ khi có điện, nhiều hộ đã thoát nghèo như gia đình các ông: Bùi Văn Thư, Bùi Văn Giàng,… Các gia đình sắm sửa được trang thiết bị như tivi, tủ lạnh,… "ánh điện về làng giúp cho chúng tôi tiếp cận gần hơn với cuộc sống văn minh. Có điều kiện để sắm sửa trang thiết bị phục vụ cuộc sống. Không còn phải chịu cảnh thắp nến cho con cái học bài”. Nhà văn hóa được đầu tư 30 bộ bàn ghế mới phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Từ nguồn vốn đầu tư 5,4 tỉ đồng của Nhà nước, 2 công trình ngầm Khả Trên và ngầm Khả Giữa được xây dựng giúp bà con đi lại thuận tiện, đặc biệt vào lúc mưa lũ. Năm 2017, từ sự hỗ trợ xi măng của Nhà nước, nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động, cát sỏi đã xây dựng làm thêm 518 m đường nội thôn, nâng tỷ lệ cứng hóa giao thông của xóm lên 95%.

Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo, xóm đã phá bỏ 58 ha vườn tạp chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như bưởi, nhãn. Nhiều hộ phát huy tốt hiệu quả việc chuyển đổi như hộ của ông Bùi Văn Thế, Bùi Văn Nhiện, Bùi Văn Nông,…

Đồng chí Bùi Văn Nhiện, Bí thư Chi bộ xóm Khả chia sẻ: "Trồng cây có giá trị kinh tế cao vào diện tích vườn tạp là việc làm đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Để người dân tích cực hưởng ứng, tôi và những đảng viên trong xóm tiên phong thực hiện để nhân dân làm theo. Đến nay, 100% vườn tạp của xóm đã được thay thế bằng những vườn bưởi, nhãn phát triển tốt. Qua đó nâng thu nhập bình quân đầu người của xóm lên 21 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 40% xuống còn 12%. Đời sống người dân từng bước được cải thiện”.

Cũng theo đồng chí Bí thư Chi bộ xóm, để có được kết quả đó là nhờ việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa tính dân chủ. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được xóm thực hiện trong mọi công việc chung, tạo sự tin tưởng, đồng lòng, nhất trí trong nhân dân.


Thanh Sơn

Các tin khác


Bền bỉ với cây cam Lạc Thủy

(HBĐT) - "Cam là "cây nhà giàu”. Người ta khuyên hai vợ chồng tôi khi đó nghèo cả về vốn lẫn về sức, thậm chí còn chẳng hiểu gì về khoa học kỹ thuật thì tuyệt đối không nên trồng cam...”. Nhớ lại thời điểm này hơn 10 năm về trước, cả vùng bạt ngàn vải thiều, riêng chỉ có khu vườn của vợ chồng anh Lê Minh Quy (thôn 2C - xã Cố Nghĩa) chuyển sang trồng cam. Đó là hộ đầu tiên của thôn 2C mạnh dạn thử sức với cây cam trên đất Lạc Thủy.

Huyện Yên Thủy: Cà gai leo “cứu cánh” hộ nghèo

(HBĐT) - Nếu ai đó hỏi nông dân ở các xã vùng Dự án Giảm nghèo của huyện Yên Thủy đâu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế nhất, câu trả lời sẽ là cây cà gai leo. Cây dược liệu này được đưa vào trồng từ năm 2014. Nhờ đó bao mảnh đất cằn đã hồi sinh. Màu xanh cây dược liệu bao phủ đến đâu, cuộc sống của người dân nghèo thay đổi đến đó.

Giảm lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp cho người nộp thuế

(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 215/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Phụ nữ xã Ngọc Mỹ giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các chi hội duy trì hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó giúp nhiều hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - "Hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng càng khó hơn. Đây chính là thách thức lớn, đòi hỏi các địa phương phải quyết tâm cao và quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp” - Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh nhấn mạnh. Đồng chí cũng cho biết: Trong 3 năm tiếp theo (2018 - 2020), việc tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí được xác định là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu góp phần làm nên thành công toàn diện của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Phòng chống đói rét cho đàn gia súc

(HBĐT) - Miền bắc đang trải qua thời kỳ rét đậm rét hại kéo dài. Tại một số tỉnh đã xuất hiện băng giá như Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn. Thời điển này, công tác phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục